Xem thêm

Top 8 Xe đạp thể thao tốt nhất hiện nay: Lựa chọn cho sức khỏe và đam mê

CEO Long Timo
Ảnh minh họa - Xe đạp thể thao Bạn muốn rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe và thỏa sức đam mê trên những cung đường phượt đầy cuốn hút? Chiếc xe đạp thể...

xe đạp thể thao Ảnh minh họa - Xe đạp thể thao

Bạn muốn rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe và thỏa sức đam mê trên những cung đường phượt đầy cuốn hút? Chiếc xe đạp thể thao sẽ là giải pháp tốt cho bạn. Tuy nhiên, việc lựa chọn xe đạp thể thao tốt không phải dễ dàng. Vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top 8 xe đạp thể thao tốt nhất hiện nay để giúp bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc xe ưng ý.

Xe đạp thể thao là gì?

Xe đạp thể thao là dòng xe có thiết kế riêng chuyên phục vụ cho nhu cầu tập luyện thể thao về sức lực và tốc độ. Dòng xe này có thể điều chỉnh và kiểm soát tốc độ theo nhu cầu của người luyện tập. Xe có kết cấu chắc chắn, các kỹ thuật được tính toán một cách tối ưu, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Phân loại xe đạp thể thao

Xe đạp thể thao theo chức năng được chia thành các loại, mỗi loại lại có cấu tạo và phù với mục đích sử dụng khác nhau.

2.1 Xe đạp thể thao đua (Road Bike)

Xe đạp đua là loại xe có cấu tạo khá đơn giản. Xe có trọng lượng nhẹ thường được các tay đua sử dụng trong các trận thi đấu. Kiểu dáng của xe khá gọn gàng, nhỏ nhắn, hai bánh xe được thiết kế thanh mảnh. Yên có kiểu thiết kế để người lái hơi cúi về phía trước giúp giảm tối có thể sức cản của gió để tay đua có thể đạt được tốc độ tối đa trên đường đua.

2.2 Xe đạp thể thao địa hình (Mountain Bike)

Xe đạp địa hình hay còn có tên gọi khác là xe đạp leo núi, xe có trọng lượng nặng. Thiết kế xe với khung to và 2 bánh xe có kích thước lớn hỗ trợ cho người lái di chuyển linh hoạt trên mọi loại địa hình dù là bằng phẳng hay gồ ghề.

2.3 Xe đạp thể thao đường phố (Touring Bike)

Xe đạp đường phố thường có kết cấu khung kim loại bằng sắt hoặc nhôm và được phun lớp sơn tĩnh điện bên ngoài. Cấu tạo của xe chắc chắn phù hợp cho bạn rèn luyện sức khỏe, trở theo đồ đạc nặng. có kết cấu khung bằng kim loại nhôm hoặc sắt phun sơn tĩnh điện bên ngoài. Xe có cấu tạo chắc chắn phù hợp để rèn luyện sức khỏe, chở đồ đạc nặng.

Xe đạp thể thao có tốt không?

Để kết luận dòng xe thể thao có tốt không? Có những ưu và nhược điểm cần lưu ý.

Ưu điểm của xe đạp thể thao là xe có độ ma sát với mặt đường lớn nên có thể chạy tốt trên mọi loại địa hình kể cả trên những địa hình gồ ghề và dốc. Lốp xe được thiết kế dày nên sẽ hạn chế được việc bị xịt lốp giữa đường. Ghi đông thẳng nên người lái có thể ngồi thẳng lưng, giảm tình trạng mỏi hơn tư thế ngồi cong người.

Nhược điểm của xe đạp thể thao là phần lớn những loại xe này có trọng lượng lớn, bánh to nên khi chúng ta chạy trên cung đường bằng phẳng sẽ có tốc độ khá chậm và gây tốn sức lực của người dùng. Người dùng thường phải lắp thêm thiết bị chắn bùn cho bánh sau.

Cấu tạo xe đạp thể thao người lớn

Một chiếc xe đạp thể thao thường có các bộ phận sau:

3.1 Khung sườn xe đạp thể thao

Phần khung sườn thường được làm bằng những chất liệu có khả năng chịu lực lớn như thép, nhôm, titanium… Khung sườn là bộ phận xương sống của xe quyết định tới độ bền, tuổi thọ của xe, bởi vì đây là bộ phận có chức năng liên kết các bộ phận khác của xe để tạo nên một chiếc xe đạp hoàn chỉnh.

Phần khung sườn của xe đạp thể thao gồm 2 phần chính với 2 hình tam giác trước, sau. Phần bên trái chung sườn nếu như bị cong sẽ phải thay nguyên. phía bên phải được tách rời nên khi bị cong có thể thay thế.

khung sườn xe đạp Hình ảnh minh họa - Khung sườn xe đạp thể thao

3.2 Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực bao gồm trục giữa, đùi, bàn đạp, đĩa, xích, líp, đề trước sau… Líp của xe đạp chính là bộ phận nhận chuyển động từ xích sau đó chuyển đến bánh sau của xe làm bánh xe quay và quay chỉ quay theo chiều thuận. Nhờ có Líp mà người sử dụng xe đạp thể thao không cần phải đạp xe liên tục mà bánh xe vẫn có thể chuyển động theo quán tính.

Bộ đề của xe đạp thể thao gồm có củ đề, tay gạt, dây cáp bạn có thể điều chỉnh số cho phù hợp với từng loại địa hình cụ thể. Để chọn số đĩa và líp bạn tác dụng lực lên tay gạt. Khi đó lực sẽ truyền qua bộ phận cáp kéo đề trước sau và gạt dây xích lên xuống khỏi líp và đĩa.

3.3 Hệ thống chuyển động

Bộ phận này gồm hai bánh xe trước và sau vành, moay ơ nan hoa, săm, lốp. Trục của bánh xe được làm từ chất liệu thép, bánh xe sẽ quanh trên trục thông qua ổ bi, cong moay ơ cũng được làm từ chất liệu thép được liên kết với vành của bánh xe thông qua các nan hoa.

Phần vành của bánh xe được làm từ chất liệu hợp kim thép hoặc nhôm có đường kính khoảng 650mm. Phần lốp và săm được làm từ cao su tổng hợp chất lượng cao giúp tăng độ êm cho xe khi chuyển động.

3.4 Hệ thống lái

Hệ thống lái bao gồm ghi đông cổ phuốc và tay nắm. Khi lái xe người lái tác động lực tay nắm sang trái, phải điều hướng bánh xe. Lực truyền sẽ đi từ thanh điều khiển xuống cổ phuốc đến càng trước rồi bánh xe giúp xe chuyển hướng.

3.5 Hệ thống phanh

Phanh xe đạp có hai loại chính là phanh niềngphanh đĩa. Phần phanh niềng cũng được chia làm hai loại là single pivot và dual pivot. Single pivot có con ốc gắn vào sườn xuyên qua ngàm thắng. Còn không có cấu tạo như trên là dual pivot.

Kinh nghiệm mua xe đạp thể thao giá rẻ, tốt hiện nay?

Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc xe đạp thể thao giá rẻ, tốt, hãy tham khảo những kinh nghiệm sau:

4.1 Chọn loại xe phù hợp với nhu cầu sử dụng

Nhu cầu sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn một chiếc xe phù hợp. Khi quyết định mua bạn phải biết mình mua cho ai trẻ em hay người lớn, sử dụng vào mục đích gì? Đi học, đi du lịch hay rèn luyện thể thao... Nắm rõ những điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được một chiếc xe phù hợp.

4.2 Giá bán của các loại xe đạp thể thao?

Việc lựa chọn mua xe đạp thể thao còn phụ thuộc vào tầm tài chính của bạn. Hiện nay giá xe đạp thể thao trên thị trường rất đa dạng có thể dao động từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng. Vì vậy khi lựa chọn bạn phải biết giá bán của sản phẩm để lựa chọn được chiếc xe phù hợp với tài chính của bản thân mà vẫn phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng.

4.3 Thiết kế, kiểu dáng xe đạp thể thao an toàn

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng khi lựa chọn mua xe bạn cần quan tâm tới các bộ phận truyền động, bánh xe, vành, phanh, khung sườn... Đây là các bộ phận quan trọng giúp bạn lái xe an toàn hơn. Ngoài ra khi sử dụng bạn cần bảo dưỡng thường xuyên để xe vận hành trơn tru hơn.

Với một chiếc xe đạp thể thao thì hai bộ phận quan trọng nhất bạn cần kiểm tra trước khi lựa chọn đó là khung sườn và phanh xe. Phanh xe là bộ phận đảm bảo an toàn khi xe đang di chuyển, chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những chiếc xe có hệ thống phanh an toàn, chất lượng tốt. Hiện nay các loại xe đạp thể thao trên thị trường đều có thiết kế phanh vành và phanh đĩa nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Khung xe nên ưu tiên lựa chọn mẫu xe có khung xe được làm bằng chất liệu Titan, Cacbon, Nhôm, Thép,… đây là những chất liệu có độ bền và chịu lực cao rất chắc chắn. Nếu các chất liệu bằng Titan hoặc Cacbon có giá thành cao thì bạn nên chọn chất liệu nhôm hay hợp kim thép để đảm bảo độ bền và chắc.

4.4 Mua xe đạp thể thao có kích thước phù hợp

Nên chọn mua xe đạp thể thao có kích thước phù hợp với chiều cao của người sử dụng để đảm bảo an toàn và dễ dàng điều khiển. Nếu kích thước quá lớn sẽ dễ ngã, còn quá bé sẽ nhanh hư xe do quá tải.

Hiện nay trên thị trường vô cùng phong phú và đa dạng các mẫu xe, vì vậy, để lựa chọn được một chiếc xe đạp thể thao có kích thước phù hợp là vô cùng dễ dàng. Bạn nên tới trực tiếp các cửa hàng uy tín để thử xe rồi hãy quyết định mua. Hầu hết các loại xe đều có thể phù hợp cho người có chiều cao từ 1m55-1m8. Để dễ dàng lựa chọn bạn có thể căn cứ theo tỷ lệ sau:

  • Chiều cao 175cm trở lên: Size xe phù hợp là 18 inch.
  • Chiều cao từ 160cm: Size phù hợp là 16-17 inch.
  • Chiều cao từ 150cm: Size xe phù hợp là 15 inch.

4.5 Nên mua các dòng xe có linh kiện, phụ tùng dễ tìm, thay thế

Linh kiện, phụ tùng của xe cũng là vấn đề bạn cần quan tâm khi lựa chọn mua xe đạp thể thao. Nếu mua xe có linh kiện, phụ tùng khó tìm kiếm sẽ gây khó khăn trong quá trình sửa chữa khi xe bị hư hỏng hay gặp vấn đề trong quá trình sử dụng. Nên lựa chọn những dòng xe có phụ tùng, linh kiện dễ kiếm, dễ thay thế.

4.6 Thời gian bảo hành xe đạp thể thao

Các loại xe đạp thể thao thường có thời gian bảo hành từ 1-2 năm. Bạn nên chọn các đại lý cho hạn bảo hành xe cao để yên tâm sử dụng lâu dài.

Top 8 xe đạp thể thao giá rẻ, tốt nhất hiện nay

Dưới đây là top 8 xe đạp thể thao giá rẻ, tốt nhất hiện nay để bạn có thể tham khảo:

5.1 Xe địa hình Fornix FM26

  • Giá bán: 2.750.000 VNĐ

5.2 Xe đạp thể thao Asama TRK FL2601

  • Giá bán: 3.000.000 VNĐ

5.3 Xe đạp thể thao Galaxy LP300

  • Giá bán: 3.900.000 VNĐ

5.4 Xe đạp thể thao Fixed Gear

  • Giá bán: 944.000 VNĐ

5.5 Xe đạp thể thao giá rẻ Rainex S26

  • Giá bán: 1.920.000 VNĐ

5.6 Xe đạp thể thao địa hình Phoenix Echo 4.0-W7

  • Giá bán: 2.400.000 VNĐ

5.7 Xe đạp thể thao Galaxy A5

  • Giá bán: 2.695.000 VNĐ

5.8 Xe đạp thể thao Galaxy ML250

  • Giá bán: 2.695.000 VNĐ

Trên đây là top 8 xe đạp thể thao giá rẻ, tốt nhất hiện nay. Mỗi loại xe lại phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Với những thông tin trên từ bài viết hy vọng bạn có thể tìm được chiếc xe đạp thể thao giá rẻ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và túi tiền của mình.

1