Xem thêm

Taplo ô tô: Khám phá ý nghĩa của các ký hiệu trên bảng điều khiển

CEO Long Timo
Taplo ô tô là một phần quan trọng được đặt ngay phía dưới vô lăng, giúp người lái có thể dễ dàng quan sát khi đang lái xe. Bảng điều khiển trên taplo hiển thị...

Taplo ô tô là một phần quan trọng được đặt ngay phía dưới vô lăng, giúp người lái có thể dễ dàng quan sát khi đang lái xe. Bảng điều khiển trên taplo hiển thị thông tin và số liệu quan trọng mà người lái cần lưu ý, để điều khiển xe một cách chính xác và an toàn. Hãy cùng khám phá chi tiết về taplo trên xe ô tô!

Taplo là gì?

Taplo, còn được gọi là Bảng điều khiển, là phần nằm ngay sau vô lăng, ngay dưới kính chắn gió trước của xe ô tô, giúp người lái có thể dễ dàng quan sát trong quá trình lái xe. Taplo bao gồm tập hợp các đồng hồ hiển thị thông tin cơ bản mà người điều khiển xe quan tâm khi di chuyển trên đường.

Taplo trên xe ô tô Taplo trên xe ô tô (Ảnh: Honda Việt Nam)

Cụm đồng hồ trên taplo có thể khác nhau tùy thuộc vào từng dòng xe và từng phiên bản. Tuy nhiên, thông thường, bảng điều khiển trên xe ô tô bao gồm:

  • Đồng hồ đo tốc độ (công tơ mét)
  • Đồng hồ đo lượng nhiên liệu
  • Đồng hồ đo vòng tua máy
  • Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ

Các loại đồng hồ trên bảng taplo

Hiện nay, có 4 loại đồng hồ phổ biến trên bảng taplo, tùy thuộc vào từng dòng xe và phiên bản. Dưới đây là thông tin chi tiết về mỗi loại đồng hồ:

Đồng hồ đo tốc độ (công tơ mét)

Đồng hồ đo tốc độ trên taplo thường có kích thước lớn nhất, hình tròn và có kim chỉ, với các vạch chia và số đánh rõ ràng. Đồng hồ này thông báo về tốc độ hiện tại của xe.

Đồ hồ đo tốc độ có kích thước lớn nằm ở sau vô lăng Đồ hồ đo tốc độ có kích thước lớn nằm ở sau vô lăng (Ảnh: Honda Việt Nam)

Ngoài hiển thị tốc độ, đồng hồ đo tốc độ còn cung cấp thông tin về quãng đường đã đi được. Cụ thể:

  • ODO: Tổng quãng đường xe đã đi được tính từ lần đầu tiên lăn bánh.
  • TRIP: Quãng đường xe đã di chuyển trên một hành trình để tính được mức tiêu thụ nhiên liệu.

Đồng hồ đo lượng nhiên liệu

Đồng hồ đo nhiên liệu trên taplo được thiết kế theo quy ước chung với chữ F (Full - đầy) và E (Empty - cạn) để hiển thị mức nhiên liệu trong bình.

Bảng đồng hồ đo lượng nhiên liệu của xe Bảng đồng hồ đo lượng nhiên liệu của xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồng hồ đo vòng tua máy

Đồng hồ đo vòng tua máy trên bảng taplo có hình tròn, kích thước nhỏ và nằm cạnh đồng hồ đo tốc độ. Người lái có thể quan sát số vòng tua hiện tại của động cơ trong mỗi phút thông qua đồng hồ này.

Đồng hồ đo vòng tua máy hiện tại của trục khuỷu động cơ Đồng hồ đo vòng tua máy hiện tại của trục khuỷu động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi xe ở trạng thái chờ, số vòng tua thường nằm dưới 1000 vòng/phút. Khi vòng tua gần vạch đỏ, tức là động cơ hoạt động gần mức tối đa. Người lái cần giảm ga hoặc tăng số để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ và làm hỏng động cơ. Khi chuẩn bị xuất phát, người lái cần tăng ga cho vùng tua máy lên khoảng 2000 vòng/phút để tránh xe bị chết máy. Khi vòng tua cao hơn 2500 vòng/phút, cần tăng số để hạn chế động cơ bị quá tải. Khi vòng tua dưới 1000 vòng/phút, có thể gây giật xe hoặc chết máy, cần giảm số để tránh tình huống đáng tiếc.

Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ

Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát có cách hiển thị tương tự với đồng hồ đo nhiên liệu, với hai chữ H (Hot - nóng) và C (Cold - lạnh) để chỉ nhiệt độ nước làm mát hiện tại của động cơ.

Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ xe Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trạng thái hoạt động bình thường, kim chỉ của đồng hồ này thường nằm giữa hoặc hơi lệch về phía chữ C. Nếu nhiệt độ nước làm mát cảnh báo ở mức cao (lệch về phía chữ H), động cơ đang rất nóng và hệ thống làm mát có thể gặp vấn đề. Khi đó, người lái cần đưa xe đến kiểm tra để khắc phục kịp thời những hư hại có thể xảy ra cho động cơ.

Các đèn cảnh báo lỗi ô tô hiển thị trên bảng taplo

Ngoài các loại đồng hồ chính trên taplo, bảng taplo còn hiển thị một số đèn cảnh báo lỗi xe ô tô.

Các loại ký hiệu đèn cảnh bảo trên taplo xe ô tô Các loại ký hiệu đèn cảnh bảo trên taplo xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là danh sách các loại ký hiệu đèn cảnh báo và ý nghĩa của chúng:

  1. Đèn cảnh báo sương mù phía trước đang bật: Bật khi đèn sương mù trước đang hoạt động.
  2. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện gặp trục trặc: Bật khi hệ thống trợ lực lái điện gặp sự cố, cảm biến trợ lực bị lỗi... Dấu hiệu đi kèm là vô lăng nặng.
  3. Đèn cảnh báo sương mù sau đang bật: Bật khi đèn sương mù sau đang hoạt động.
  4. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: Bật khi nước rửa kính xe ở mức thấp.
  5. Đèn cảnh báo má phanh bị mòn: Bật khi má phanh bị lỗi/bị ăn mòn.
  6. Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình đã được kích hoạt: Bật khi hệ thống điều khiển hành trình được kích hoạt.
  7. Đèn báo rẽ: Bật khi đèn báo rẽ đang bật.
  8. Đèn cảnh báo cảm ứng mưa và ánh sáng gặp vấn đề: Bật khi cảm biến ánh sáng bị lỗi.
  9. Đèn báo chế độ lái mùa đông: Bật khi chế độ lái mùa đông (đường băng tuyết, trơn trượt) đang hoạt động.
  10. Đèn cảnh báo thông tin: Bật khi xe đang truyền thông tin bằng tín hiệu trên bảng điện tử.
  11. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel: Bật khi bugi đang sấy nóng.
  12. Đèn báo trời sương giá: Bật khi xe phát hiện thời tiết sương giá.
  13. Đèn báo bật công tắc khóa điện: Bật khi công tắc khóa điện.
  14. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ: Bật khi chìa khóa không nằm trong ổ khóa xe.
  15. Đèn báo khóa điều khiển từ xe sắp hết pin: Bật khi chìa khóa xe sắp hết pin.
  16. Đèn cảnh báo giữ khoảng cách với xe khác: Bật khi xe đang quá gần với xe phía trước.
  17. Đèn báo nhấn chân côn: Bật khi tài xế chân côn không đúng cách hoặc chân côn bị lỗi như bị dính, chưa sát...
  18. Đèn báo nhấn chân phanh: Bật để nhắc nhở người lái cần nhấn mạnh vào bàn đạp phanh để khởi động xe.
  19. Đèn báo khóa vô lăng: Bật khi vô lăng bị khóa. Nguyên nhân thường do xoay vô lăng khi đã tắt máy hoặc tắt máy nhưng quên trở về N/P.
  20. Đèn báo bật đèn pha: Bật khi đèn pha phía sau bị lỗi.
  21. Đèn cảnh báo áp suất lốp đang ở mức thấp: Bật khi áp suất lốp đang ở mức thấp.
  22. Đèn báo thông tin đèn xi nhan: Bật khi đèn xi nhan gặp vấn đề.
  23. Đèn báo lỗi đèn ngoại thất: Bật khi hệ thống đèn ngoại thất bị lỗi.
  24. Đèn cảnh báo đèn phanh gặp vấn đề: Bật khi đèn phanh phía sau bị lỗi.
  25. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel gặp vấn đề: Bật khi bộ lọc hạt Diesel bị lỗi.
  26. Đèn báo lỗi đèn móc kéo: Bật khi có lỗi đèn móc kéo.
  27. Đèn cảnh báo hệ thống treo gặp vấn đề: Bật khi hệ thống treo bị lỗi. Nguyên nhân có thể do bộ phận đàn hồi, bộ phận hướng dẫn... gặp trục trặc.
  28. Đèn cảnh báo chuyển làn đường mà không bật xi nhan: Bật khi xe chuyển làn đường hoặc cảnh báo khi chạy lệch làn đường, không đúng làn đường có thể gây nguy hiểm.
  29. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác: Bật khi chuyển bộ chuyển đổi xúc tác trong hệ thống xả bị lỗi. Nguyên nhân có thể do động cơ trục trặc khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết.
  30. Đèn báo chưa thắt dây an toàn: Bật khi chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang xảy ra lỗi.
  31. Đèn cảnh báo phanh đỗ: Bật khi phanh tay đang hoạt động. Nếu đã hạ phanh tay mà đèn vẫn sáng, có thể do công tắc phanh bị cài đặt sai, mức dầu phanh thấp, áp suất thủy lực bị mất...
  32. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy: Bật khi ắc quy hết bình. Nguyên nhân có thể do máy phát điện bị trục trặc, ắc quy yếu cần thay mới...
  33. Đèn báo bật hỗ trợ đỗ xe: Bật khi hệ thống hỗ trợ đỗ xe như cảm biến, camera lùi, radar... đang hoạt động.
  34. Đèn cảnh báo xe cần bảo dưỡng: Bật khi xe đã đến thời điểm cần đưa đi bảo dưỡng.
  35. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng được kích hoạt: Bật khi có lỗi hệ thống chiếu sáng thích ứng.
  36. Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha: Bật khi đèn pha đang bật.
  37. Đèn báo lỗi cánh gió sau: Bật khi cánh gió ở vị trí lệch chuẩn, làm giảm độ cân bằng, cản trở tốc độ xe...
  38. Đèn báo mui của xe mui trần: Bật khi mui của xe mui trần xảy ra lỗi như vị trí không chuẩn...
  39. Đèn báo túi khí: Bật khi hệ thống túi khí bị tắt.
  40. Đèn báo phanh tay: Bật khi phanh tay không được thả hoặc chưa hạ phanh tay khi xe bắt đầu chạy. Nếu đã hạ phanh tay mà đèn vẫn sáng, có thể do công tắc phanh bị cài đặt sai, mức dầu phanh gấp, áp suất thủy lực bị mất.
  41. Đèn báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu: Bật khi nhiệt độ động cơ cao hơn mức an toàn cho phép, động cơ bị quá nhiệt. Nguyên nhân có thể do nước làm mát bị thiếu, két nước bị tắc, quạt quét nước/bơm nước bị trục trặc.
  42. Đèn báo tắt hệ thống túi khí: Bật khi túi khí bị bỏng, pin hết điện, cảm biến bị lỗi hoặc chốt an toàn bị lỗi...
  43. Đèn báo lỗi cơ học hoặc lỗi điện: Bật khi xe xảy ra lỗi.
  44. Đèn báo bật đèn cos: Bật khi đèn cos (đèn chiếu gần) đang bật.
  45. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn, cần thay: Bật khi lọc gió động cơ bị bẩn, cần kiểm tra vệ sinh hoặc thay lọc gió mới.
  46. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu: Bật khi chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu đang bật.
  47. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo: Bật khi hệ thống hỗ trợ đổ đèo bị kích hoạt.
  48. Đèn cảnh báo hệ thống làm mát gặp vấn đề: Bật khi nhiệt độ động cơ cao hơn mức an toàn cho phép, động cơ bị quá nhiệt. Nguyên nhân có thể do nước làm mát bị thiếu, két nước bị tắc, quạt quét nước/bơm nước bị trục trặc.
  49. Đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh gặp vấn đề: Bật khi hệ thống chống bó cứng phanh ABS bị lỗi. Nguyên nhân thường do cảm biến bị bẩn.
  50. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu: Bật khi có nước lọt vào bộ lọc xăng hay lọc dầu.
  51. Đèn báo cửa xe mở: Bật khi cửa xe chưa được đóng kín.
  52. Đèn báo nắp capo mở: Bật khi nắp capo đang mở.
  53. Đèn báo sắp hết nhiên liệu: Bật khi xe sắp hết nhiên liệu.
  54. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: Bật khi hộp số tự động bị lỗi. Nguyên nhân thường do dầu hộp số có vấn đề.
  55. Đèn báo giới hạn tốc độ: Bật khi xe đang chạy quá tốc độ an toàn.
  56. Đèn báo giảm xóc: Bật khi hệ thống giảm xóc bị lỗi.
  57. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Bật khi áp suất dầu đang ở mức thấp. Nguyên nhân có thể do bơm dầu bị lỗi, xe bị thiếu dầu, sử dụng không đúng loại dầu nhớt, van an toàn bị kẹt...
  58. Đèn báo tan băng sửa sổ trước: Bật khi sấy kính trước bật.
  59. Đèn báo cốp xe mở: Bật khi cốp xe đang mở.
  60. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử (ESP): Bật khi hệ thống cân bằng điện tử tắt. Thông thường, tài xế sẽ tắt hệ thống cân bằng điện tử khi xe bị sa lầy hoặc khi muốn Drift xe.
  61. Đèn báo cảm ứng mưa: Bật khi hệ thống gạt mưa tự động đang bị lỗi.
  62. Đèn cảnh báo lỗi động cơ hoặc có nguy hiểm: Bật khi hệ thống động cơ hoặc các hệ thống liên quan bị lỗi. Nguyên nhân có thể do trục trặc ở các bộ phận như bugi, bô bin đánh lửa, kim phun, van bằng nhiệt, cảm biến oxy, cảm biến lưu lượng khí nạp...
  63. Đèn báo tan băng cửa sổ xe: Bật khi sấy kính sau bật.
  64. Đèn cảnh báo lỗi giảm xóc: Bật khi hệ thống giảm xóc bị lỗi.

Chú ý quan sát các ký hiệu và màu sắc cảnh báo trên bảng taplo Chú ý quan sát các ký hiệu và màu sắc cảnh báo trên bảng taplo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài việc quan sát các ký hiệu trên bảng taplo, bạn cũng cần chú ý đến màu sắc của đèn để nhận biết mức độ cảnh báo khi xe gặp vấn đề. Với màu sắc, chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Màu xanh: Đèn màu xanh sáng báo hiệu xe hoạt động bình thường. Đèn màu xanh nhắc nhở người lái về tình trạng hoạt động của các thiết bị như đèn báo tín hiệu đang bật, đèn pha đang ở chế độ chiếu xa, điều hòa đang bật,... Và khi đèn xanh sáng, xe của bạn vẫn đang trong trạng thái an toàn.
  • Màu vàng: Đèn màu vàng cảnh báo về các sự cố (hoặc nguy cơ) đã hoặc có thể xảy ra. Các loại đèn báo này có độ nguy hiểm thường chưa cao, xe vẫn có thể duy trì hoạt động với tốc độ chậm để đến đại lý ủy quyền hoặc gara để kiểm tra và sửa chữa.
  • Màu đỏ: Màu đỏ thể hiện mức độ cảnh báo nguy hiểm. Khi các đèn cảnh báo sáng đỏ, bạn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời, không nên tiếp tục di chuyển xe và gọi cứu hộ để được giúp đỡ.

Như vậy, thông qua những thông tin về taplo trên xe ô tô do Honda Ô tô Mỹ Đình cung cấp, hy vọng bạn đã có thêm thông tin chi tiết về taplo, các loại đồng hồ taplo cũng như các ký hiệu hiển thị. Nếu bạn có thắc mắc gì về taplo hoặc những thông tin về ô tô, hãy liên hệ qua hotline 1800 1165 hoặc đến showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp chi tiết nhé!

Honda Ô tô Mỹ Đình - Tổng kho lớn nhất miền Bắc

  • Website: https://hondaotomydinh.vn/
  • Fanpage: Honda Ô tô Hà Nội - Mỹ Đình
  • Youtube: Honda Ô tô Hà Nội - Mỹ Đình
  • Hotline: 0375 83 79 79
1