Bạn đã bao giờ tự hỏi bao lâu một lần bạn nên bảo dưỡng và lau dầu cho đồng hồ cơ của mình chưa? Nếu câu trả lời là "chưa", hãy đọc bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ bảo dưỡng - lau dầu đồng hồ mà bạn cần biết.
Phân biệt "Chấm dầu đồng hồ" và "Lau dầu đồng hồ"
Tại sao lại có sự khác biệt như này là do tình trạng của đồng hồ và yêu cầu của chủ nhân nữa.
Thế Nào Là Lau Dầu Đồng Hồ?
Lau dầu hay bảo dưỡng đồng hồ sẽ có 1 quy trình 9 bước theo tiêu chuẩn Thụy Sĩ. Nhưng ở đây sẽ tóm gọn quy trình chỉ yếu tập trung vào công đoạn tháo dỡ các linh kiện máy, làm sạch linh kiện, lắp ráp và chấm dầu vào các chi tiết máy. Sau đó sẽ là căn chỉnh và kiểm tra độ ổn định và độ tích cót của đồng hồ.
Tháo rời từng chi tiết chuẩn bị cho quy trình đánh bóng
Chấm Dầu Khác Lau Dầu Như Thế Nào?
Thực ra việc chấm dầu chỉ là một công đoạn rất nhỏ trong một quy trình bảo dưỡng tại Bệnh Viện Đồng Hồ. Sau khi các chi tiết được tháo ra vệ sinh xong, khi được lắp ráp các chi tiết sẽ được chấm dầu. Đây cũng là một trong những công đoạn hết sức công phu và cần độ chính xác cao. Đồng hồ có chạy trơn chu, và ổn định hay không thì đến 90% dựa vào công đoạn này.
Chấm dầu một bước trong quy trình lau dầu tại Bệnh Viện Đồng Hồ
Tại sao phải bảo dưỡng - lau dầu đồng hồ?
Sau một thời gian hoạt động thì chúng ta cần phải bảo dưỡng và lau dầu đồng hồ để đảm bảo các bộ phận được bôi trơn và nâng cao độ bền và duy trì độ chính xác của các bộ phận máy móc.
Với những người thợ như chúng tôi, việc tiếp xúc với những cỗ máy trong 8 năm thậm chí 12 năm mà không bảo dưỡng đồng hồ định kì dẫn đến tình trạng đồng hồ vô cùng tồi tệ.
✥ Tình trạng những vết dầu đã khô két lại, và làm cho những bánh răng không thể hoạt động. ✥ Những chi tiết như bánh răng bị ăn mòn khủng khiếp bởi dầu bôi trơn có chức năng giảm ma sát khi các bánh răng hoạt động, nhưng giờ đã khô cứng lại thì càng làm ma sát tăng lên. ✥ Những chi tiết nhỏ như zip giữ… bị gãy và bắt buộc phải thay thế.
Những Thông Số Nào Cho Biết Đồng Hồ Đã Đến Kỳ Cần Bảo Dưỡng?
Máy đo Tester 6000A sẽ cho biết các chỉ số quan trọng như: Daily Rate, Amplitude, Beat Error. Tùy vào các chỉ số này như thế nào mà người thợ sẽ đưa ra được kết luận về tình trạng của chiếc đồng hồ và quyết định có cần bảo dưỡng đồng hồ hay không. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng chỉ số ngay sau đây.
Daily Rate (Sai số mỗi ngày): Đây là chỉ số cho biết mức độ nhanh chậm của đồng hồ mỗi ngày ở tư thế và thời điểm hiện tại (Ví dụ: -5s, -10s, +15s, +20s,……..). Điều này có nghĩa là ở thời điểm khác và tư thế để đồng hồ khác thông số này có thể sẽ khác. Sau khi tiến hành căn chỉnh hoặc bảo dưỡng đồng hồ, người thợ cần điều chỉ sai số ở các tư thế khác nhau để đảm bảo sai số trung bình trong ngày ở mức độ cho phép.
Sai lệch của đồng hồ là sai khác giữa các khoảng thời gian được ghi nhận và giá trị chuẩn, tính trung bình trong chu kỳ đo, tính theo ngày.
Dao động của đồng hồ được tính bằng công thức: Rate = (Rate tic + Rate tac)/2
Sai số trung bình trong mức độ cho phép của các hãng cũng khác nhau khá nhiều:
- Đồng hồ Nhật thông thường: từ -25 đến +35s/ngày
- Đồng hồ Thụy Sĩ thông thường: từ -10 đến +15s/ngày.
- Đồng hồ Cao cấp: từ -4 đến +6s/ngày
Nếu sai số trung bình hàng ngày ở trong giới hạn trên tức là chiếc đồng hồ hoạt động bình thường.
Amplitude (Biên độ): Đây là chỉ số rất quan trọng cho biết chiếc đồng hồ có hoạt động ổn định hay không, Biên độ tiêu chuẩn của các loại đồng hồ cũng có khác nhau tùy từng loại máy, thông thường với những đồng hồ phân khúc thấp biên độ đạt khoảng 220-300 degrees là đạt yêu cầu, với những đồng hồ phân khúc tầm trung biên độ đạt 240-315 degrees là đồng hồ sẽ chạy tốt, còn những những chiếc đồng hồ cao cấp thì yêu cầu biên độ phải đạt 280-320 degrees. Nếu biên độ đo được nằm ngoài khoảng này có nghĩa là đồng hồ đang có vấn đề, cần tiến hành kiểm tra tình trạng cụ thể để đưa ra phương án xử lý sớm nhất. (nếu quan tâm tới phương pháp tính chỉ số Amplitude bạn đọc có thể đọc đoạn dưới đây, lưu ý: chỉ dành cho người đã hiểu cơ cấu hoạt động của đồng hồ).
Amplitude phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Tần số dao động của vành tóc. (BPH) Tần số dao động của vành tóc hay tần số dao động của Impulse Pin (Chân kính lá trang - nốt tím trên đĩa đồng tâm của Balance) chính là thông số Bph của đồng hồ. Ví dụ: 28800 Bph nghĩa là Chân kính lá trang sẽ "va" với pallet fork (ngựa) từng đó lần trong 01 giờ hay nói cách khác là 14400 lần Impulse jewel hoàn tất chu trình dao động.
- Góc dao động của Chân kính lá trang. (Lift-Angle) Lift-Angle là giá trị góc mà Impulse Pin di chuyển trong thời gian giữa xung Unlock và xung Drop, được minh hoạ trong hình dưới. Đa số đồng hồ có lift angle la 51-52 độ. Vì Balance wheel không chỉ xoay trong lift angle mà còn vượt qua khỏi khoảng này, và Amplitude là góc giữa điểm xoay xa nhất và vị trí nghỉ của balance wheel. Giá trị Amplitude thông thường khoảng 260-310 độ. Khi dầu bôi trơn bị lão hoá thì amplitude sẽ giảm dần.
Amplitude phụ thuộc vào 3 yếu tố:
-
Tần số dao động của vành tóc. (BPH) Tần số dao động của vành tóc hay tần số dao động của Impulse Pin (Chân kính lá trang - nốt tím trên đĩa đồng tâm của Balance) chính là thông số Bph của đồng hồ. Ví dụ: 28800 Bph nghĩa là Chân kính lá trang sẽ "va" với pallet fork (ngựa) từng đó lần trong 01 giờ hay nói cách khác là 14400 lần Impulse jewel hoàn tất chu trình dao động.
-
Góc dao động của Chân kính lá trang. (Lift-Angle) Lift-Angle là giá trị góc mà Impulse Pin di chuyển trong thời gian giữa xung Unlock và xung Drop, được minh hoạ trong hình dưới. Đa số đồng hồ có lift angle la 51-52 độ. Vì Balance wheel không chỉ xoay trong lift angle mà còn vượt qua khỏi khoảng này, và Amplitude là góc giữa điểm xoay xa nhất và vị trí nghỉ của balance wheel. Giá trị Amplitude thông thường khoảng 260-310 độ. Khi dầu bôi trơn bị lão hoá thì amplitude sẽ giảm dần.
-
Khoảng thời gian từ khi chân kính lá trang va vào miệng ngựa tới khi guốc ngựa va vào bánh xe gai. Khi dao động, sẽ có 10 xung động âm thanh được tạo ra, trong đó, có 3 xung lớn nhất.
- Lần 1 (unlock): là khi chân kính lá trang "va" với miệng ngựa. Đây là xung động bắt nhịp có độ chính xác cao, sẽ được ghi lại để đo giá trị sai lệch (rate deviation) và sai lệch của chu kỳ dao động (beat error).
- Lần 2 (impulse) là khi răng của bánh xe thoát va với entry pallet và pallet fork va với impulse pin. Xung động này không được sử dụng.
- Lần 3 (Drop): là khi răng của escape wheel gặp exit pallet và thân của pallet fork va với banking pin. Xét về mức độ thì xung động này là lớn nhất và được dùng để đánh giá cường độ (amplitude).
Khoảng thời gian bắt đầu Unlock đến khi kết thúc Drop chính là khoảng thời gian chân kính lá trang va vào miệng ngựa tới khi guốc ngựa va vào bánh xe gai. (từ khi mũi tên xanh lam đến khi mũi tên đỏ hiển thị trong hình dưới đây)
Biên độ của đồng hồ được tính theo công thức trong hình dưới đây.
]
THỜI GIAN BAO LÂU NÊN LAU DẦU ĐỒNG HỒ CƠ AUTOMATIC?
2 Quan Điểm Lau Dầu - Bảo Dưỡng Đồng Hồ Cơ Automatic
✥ Nhiều bạn hay chủ quan khi sài đồng hồ mà không để ý đến thời gian lau dầu. Đến khi đồng hồ rơi vào các tình trạng: chết vặt, chạy chậm hoặc nhanh bất thường, đồng hồ tự động để qua đêm thì bị chết…mới vội vàng đi sửa. Nếu tình trạng kéo dài sẽ rất nguy hại đến các link kiện bên trong đồng hồ, lúc nào phải tốn rất nhiều tiền để thay link kiện.
✥ Và nhiều bạn cho rằng thực hiện càng nhiều càng tốt nhưng đó cũng không tốt, bạn chỉ nên lau dầu nếu đồng hồ thực sự có vấn đề hoặc thực hiện theo khuyến nghị của chính hãng.
Vì thế các bạn nên chú ý thời gian bảo dưỡng đồng hồ của mình. Vậy đồng hồ cơ bao lâu phải lau dầu? Dưới đây là khoảng thời gian cho các hãng đồng hồ hiện nay: