Xem thêm

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông - Hiểu rõ quy định và mức phạt

CEO Long Timo
Mức phạt nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Cách xác định nồng độ cồn như thế nào? Đây đều là những thắc mắc hàng đầu của mọi người...

Mức phạt nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Cách xác định nồng độ cồn như thế nào? Đây đều là những thắc mắc hàng đầu của mọi người khi tham gia giao thông. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn thật đầy đủ nhất mọi thông tin về Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật Việt Nam mới nhất 2024.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn trong các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia. Khi tham gia giao thông, theo quy định người điều khiển phương tiện chỉ có thể có mức nồng độ cồn nhất định, nếu vượt quá sẽ bị xử phạt. Bởi cồn là chất có khả năng gây nghiện, kích thích thần kinh làm người uống mất ý thức và gây ra ảo giác. Nếu uống rượu, bia khi vui chơi thì không sao nhưng nếu uống xong mà lái xe thì cực kỳ nguy hiểm. Hành động này bị xã hội lên án và xử phạt thích đáng.

Nồng độ cồn được tính bằng số ml ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C.

Nồng độ cồn là gì Nồng độ cồn là gì

Hướng dẫn cách xác định nồng độ cồn

Có 2 cách để xác định nồng độ cồn đó là xác định nồng độ cồn có trong máy và trong hơi thở.

Cách xác định nồng độ cồn trong máu

Xác định nồng độ cồn trong máu

Các bạn áp dụng công thức:

C = 1.056A:(10WR)

Trong đó:

  • A: Là đơn vị cồn có trong các loại nước uống có cồn. Cụ thể 5% đối với 220ml bia; 13.5% có trong 100ml rượu vang và 40% có trong 30ml rượu mạnh
  • W: là cân nặng
  • R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính. Cụ thể mức giới tính này được quy định với nam là R=0.7 và với nữ R=0.6

Xem thêm: Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền? Quy định mới nhất năm 2024

Cách xác định nồng độ cồn trong hơi thở

Các bạn áp dụng công thức sau:

B = C:210

Trong đó:

  • B: Là nồng độ cồn trong hơi thở
  • C: Là nồng độ cồn trong máu

Hướng dẫn cách xác định nồng độ cồn Hướng dẫn cách xác định nồng độ cồn

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông

Theo quy định pháp luật tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông 2008, nghiêm cấm hành vi sau đây khi tham gia giao thông:

  • Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Có nghĩa, nồng độ cồn khi điều khiển tham gia giao thông là được, chỉ cần không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít hơi thở. Tuy nhiên, trong Nghị định 100/2019 mới được Quốc hội ban hành, hành vi này đã bị cấm. Chỉ cần khi điều khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị coi là vi phạm luật giao thông.

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Mức xử phạt đối với xe đạp, xe đạp điện

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP), mức phạt nồng độ cồn:

  • ≤ 50 miligam/100 mililit máu hoặc ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
  • 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

  • 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mức xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP), mức phạt nồng độ cồn:

  • ≤ 50 miligam/100 mililit máu hoặc ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  • 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Mức xử phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dụng

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP), mức phạt nồng độ cồn:

  • ≤ 50 miligam/100 mililit máu hoặc ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

  • 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Mức xử phạt đối với ô tô

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP), mức phạt nồng độ cồn:

  • ≤ 50 miligam/100 mililit máu hoặc ≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

  • 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.4 miligam/1 lít khí thở phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Mức xử phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn

Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP và Luật giao thông đường bộ 2008, quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
    • b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
    • c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Theo quy định, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng.

Mức xử phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn Mức xử phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ để được Vinaser giải đáp ngay nhé!

1