Trong lĩnh vực giao thông, việc có bằng lái xe được coi là bắt buộc đối với người điều khiển phương tiện. Quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho chính người lái và tất cả những người tham gia giao thông. Vậy khi tham gia giao thông mà không có hoặc không mang theo bằng lái xe, vi phạm này sẽ bị phạt tiền bao nhiêu? Khi không có bằng lái xe máy, phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không có bằng lái ô tô phạt bao nhiêu?
Bằng lái xe là gì?
"Bằng lái xe" hay còn được gọi là "giấy phép lái xe" là tài liệu pháp lý do Nhà nước cấp cho một cá nhân sau khi đủ độ tuổi quy định để xác nhận người đó đủ điều kiện để điều khiển xe máy, ô tô, xe buýt hoặc các loại phương tiện cơ giới khác để tham gia giao thông.
Để có được bằng lái xe, mọi người phải trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt do Bộ Công an quy định, bao gồm cả việc học lý thuyết luật giao thông đường bộ, thực hành lái xe và đảm bảo tuân thủ quy định về độ tuổi và đạo đức người lái xe. Ngoài ra, pháp luật cũng có những quy định nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm giao thông khi không có bằng lái xe.
Phân hạng bằng lái xe hiện nay tại Việt Nam
- Bằng A1: Cho phép điều khiển xe máy dung tích xi-lanh từ 50cc đến 175cc và không có thời hạn.
- Bằng A2: Cho phép điều khiển xe máy không giới hạn dung tích xi-lanh và không có thời hạn.
- Bằng A3: Cho phép điều khiển xe máy chuyên dụng, xe mô tô 3 bánh, xe xích lô, xe lam. Loại trừ các loại xe quy định trong bằng A2 và không có thời hạn.
- Bằng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1 tấn với thời hạn 10 năm.
- Bằng B1: Có thời hạn từ ngày cấp đến khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Qua độ tuổi này, bằng có thể được gia hạn mỗi lần 10 năm:
- Cho phép điều khiển xe ô tô có từ 9 ghế ngồi trở xuống, tính cả ghế lái mà không hành nghề lái xe.
- Cho phép điều khiển xe tải có trọng tải đến 3,5 tấn.
- Cho phép điều khiển máy kéo, sơ mi rơ - moóc có lực kéo thiết kế đến 3,5 tấn.
- Bằng B2: Có thời hạn là 10 năm:
- Cho phép điều khiển xe ô tô, xe có từ 9 ghế ngồi tính cả ghế lái, và được phép hành nghề lái xe.
- Cho phép điều khiển xe tải, sơ mi rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
- Bằng C: Có thời hạn là 5 năm và được cấp cho người hành nghề lái xe:
- Cho phép điều khiển ô tô có trọng tải thiết kế từ trên 3,5 tấn.
- Cho phép điều khiển xe đầu kéo, sơ mi-rơ moóc có trọng tải.
- Bằng D: Có thời hạn là 5 năm và được cấp cho người hành nghề lái xe, cho phép điều khiển các phương tiện:
- Ô tô chở khách từ 10 đến 30 chỗ tính cả ghế lái.
- Các loại xe được lái ở hạng B1, B2, C.
- Bằng E: Có thời hạn là 5 năm và được cấp cho người hành nghề lái xe:
- Ô tô chở khách từ trên 30 chỗ.
- Các loại xe ở hạng B1, B2, C, D.
- Bằng F: Có thời hạn là 5 năm:
- Người có bằng F phải là người đã có bằng B2, C, D, E và được phép điều khiển xe có trọng tải trên 750kg, xe đầu kéo, xe ô tô khách gồm các hạng cụ thể:
- FB2: Cấp cho lái xe ô tô điều khiển xe hạng B1, B2 có kéo rơ-moóc.
- FC: Cấp cho lái xe ô tô điều khiển xe hạng C có kéo rơ-moóc, và được điều khiển các loại xe tại hạng B1, B2, C và hạng BF2.
- FD: Cấp cho lái xe điều khiển xe hạng D có kéo rơ-moóc, và được điều khiển các loại xe tại hạng B1, B2, C, D.
- FE: Cấp cho lái xe điều khiển xe hạng E có kéo rơ-móoc, và được điều khiển tại các hạng B1, B2, C, D, E.
Độ tuổi được phép cấp bằng lái xe
- Đối với xe có dung tích xi-lanh dưới 50cc: Từ 16 tuổi trở lên.
- Đối với xe mô tô trên 50cc, bằng A1, A2, A3, A4 và bằng lái B1, B2: Từ 18 tuổi trở lên.
- Đối với bằng lái C: Từ 21 tuổi trở lên.
- Đối với bằng lái D, E: Từ 24 tuổi trở lên.
- Đối với bằng FC: Từ 27 tuổi trở lên.
Lỗi không có bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền từ năm 2021?
Thông qua Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được ban hành mới nhất về việc xử phạt lỗi không có bằng lái xe và không mang bằng lái xe, mức xử phạt đối với xe máy và ô tô vi phạm như sau:
Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
- Trường hợp có bằng nhưng không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Trường hợp không có bằng, bị mất bằng chưa được cấp lại, đang làm thủ tục cấp lại và đã có giấy hẹn lấy bằng: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.200.000 đồng đối với xe dưới 175cc; Đối với xe máy có dung tích xi-lanh từ trên 175cc: Phạt từ 3.000.000 đồng - 4.000.000 đồng.
Không bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu?
- Trường hợp có bằng nhưng không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng.
- Trường hợp không có bằng, bị mất bằng chưa được cấp lại, đang làm thủ tục cấp lại và đã có giấy hẹn lấy bằng: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng.
Mức phạt đối với chủ phương tiện
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đây chỉ là mức phạt không có bằng lái xe máy, không có bằng lái xe ô tô cho người chủ phương tiện trực tiếp điều khiển. Đối với chủ phương tiện, nếu biết người điều khiển không đủ điều kiện để vận hành phương tiện nhưng vẫn giao cho họ, cũng bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau:
- Giao xe gắn máy, xe máy: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân; Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức (doanh nghiệp, công ty...).
- Giao xe ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với cá nhân; Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức (doanh nghiệp, công ty...).
Đây là một số quy định về lỗi không có bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền và không có bằng lái xe máy, ô tô thì bị phạt bao nhiêu. Hy vọng rằng thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về luật giao thông. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc tình huống pháp lý nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài Tư vấn luật giao thông theo số điện thoại 1900.6512. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công
Có thể bạn quan tâm:
- Lỗi chở hàng vượt quá chiều dài, chiều cao theo Nghị định 100.
- Bộ đội có được lấy vợ theo đạo không?
- BHXHVN - Quỹ hưu trí tử tuất là gì? Mức đóng bao nhiêu phần trăm?