Chất lượng hình ảnh và âm thanh ngày càng được cải thiện, điều này cũng đồng nghĩa với việc chuẩn kết nối mới được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Một trong những chuẩn kết nối đó chính là DisplayPort. Chuẩn kết nối này cho phép bạn truyền tải hình ảnh và âm thanh chất lượng cao từ nguồn phát đến các thiết bị công nghệ khác. Để hiểu rõ hơn về cổng DisplayPort, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cổng DisplayPort là gì?
Chuẩn kết nối DisplayPort được giới thiệu vào năm 2006 bởi VESA (Video Electronics Standards Association). Chuẩn kết nối này được thiết kế để thay thế các chuẩn kết nối cũ như VGA, FPD-Link và DVI (Digital Visual Interface). DisplayPort có khả năng tương thích ngược với các chuẩn kết nối khác như HDMI và DVI thông qua việc sử dụng bộ điều hợp chủ động hoặc thụ động.
DisplayPort là giao diện hiển thị đầu tiên dựa trên truyền dữ liệu nhịp độ, đây chính là dạng giao tiếp kỹ thuật số được sử dụng trong các công nghệ như Ethernet, USB và PCI Express.
Chuẩn DisplayPort hiện tại có cấu tạo gồm 20 chân (giống với chuẩn kết nối HDMI) và hoạt động ở mức điện áp 3.3V. Đến nay, DisplayPort được coi là chuẩn kết nối hình ảnh cao cấp nhất, hỗ trợ độ phân giải lên tới 8K, 4K, 2K và cung cấp chất lượng hình ảnh và âm thanh đỉnh cao.
Caption: Cổng DisplayPort là gì?
Các kết nối DisplayPort đang có trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại kết nối DisplayPort đang được sử dụng, bao gồm DisplayPort thường, Mini DisplayPort và Thunderbolt. Trong số đó, Mini DisplayPort và Thunderbolt là hai chuẩn kết nối khá phổ biến và thường được trang bị trên nhiều thiết bị di động như Macbook, laptop và card đồ họa cao cấp.
Dù có kích thước giống nhau, nhưng cổng Mini DisplayPort và Thunderbolt được phân biệt bằng biểu tượng trên cổng. Mini DisplayPort có biểu tượng "màn hình" trong khi Thunderbolt có biểu tượng "tia sét", điều này giúp người dùng tránh nhầm lẫn khi kết nối các thiết bị.
Caption: Các kết nối DisplayPort đang có trên thị trường
Các phiên bản DisplayPort có mặt từ trước đến nay
DisplayPort đã có nhiều phiên bản khác nhau và được cải tiến với băng thông truyền tải ngày càng lớn. Dưới đây là bảng tổng hợp các phiên bản DisplayPort từ trước đến nay:
Phiên bản | Năm ra mắt | Độ phân giải màn hình - Tần số làm mới | Tốc độ truyền tối đa | Chế độ truyền tải dữ liệu |
---|---|---|---|---|
1.0 | 2006 | 1440p - 60Hz | 5,18/8,64 Gbps | RBR/HBR |
1.1 | 2007 | 1440p - 60Hz | 8,64 Gbps | HBR |
1.2 | 2009 | 4K - 60Hz | 17,28 Gbps | HBR2 |
1.3 | 2014 | 4K - 120Hz | 8K - 60Hz (có DSC) | 25,92 Gbps |
1.4a | 2018 | 4K - 120Hz | 8K - 60Hz (có DSC) | 25,92 Gbps |
2.0 | 2019 | 8K - 60Hz | 77,36 Gbps | UHBR |
Chế độ truyền tải dữ liệu:
- RBR (Reduced Bit Rate): Chế độ truyền dữ liệu với tốc độ thấp.
- HBR (High Bit Rate): Chế độ truyền dữ liệu với tốc độ cao.
- UHBR (DisplayPort Ultra-High Bit Rate): Chế độ truyền dữ liệu với tốc độ siêu cao.
- DSC (Display Stream Compression): Tính năng nén luồng hiển thị/dữ liệu truyền tải.
Tuy DisplayPort đã hỗ trợ truyền tải tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đa kênh, nhưng khác với HDMI, các cổng DisplayPort hiện chưa hỗ trợ Ethernet và tính năng ARC.
Lưu ý khi sử dụng cổng DisplayPort
Với sự phát triển của DisplayPort, đã có nhiều phiên bản khác nhau trên thị trường. Vì vậy, khi sử dụng, bạn cần tìm hiểu xem thiết bị của mình đang chạy phiên bản DisplayPort nào để đảm bảo tính tương thích và hiệu quả sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại cáp DisplayPort như DisplayPort 1.1, 1.2, 1.4... Nếu bạn muốn hỗ trợ các độ phân giải 1080p, 2K, 4K..., hãy lựa chọn cáp phù hợp để tránh lãng phí không cần thiết.
Caption: Lưu ý khi sử dụng cổng DisplayPort
So sánh sự khác biệt giữa HDMI và DisplayPort
HDMI và DisplayPort là hai chuẩn kết nối hình ảnh thường được so sánh với nhau. Hai chuẩn kết nối này thường xuất hiện trên các thiết bị công nghệ, tuy nhiên HDMI thường được sử dụng nhiều hơn trên các thiết bị giải trí như TV, máy chiếu, trong khi DisplayPort thường xuất hiện trên laptop và máy tính cá nhân.
DisplayPort và HDMI có hình dạng đầu kết nối khác nhau và không thể cắm chung được. Ngoài ra, DisplayPort hỗ trợ độ phân giải, băng thông dữ liệu truyền tải và tần số quét lớn hơn so với HDMI, do đó DisplayPort trở thành giao thức kết nối phổ biến đối với game thủ và những người làm việc chuyên nghiệp.
Caption: So sánh sự khác biệt giữa HDMI và DisplayPort
Chiều dài cáp DisplayPort thường thấy trên thị trường
Để đảm bảo hiệu suất không bị giảm, các cáp DisplayPort thường có độ dài từ 1-2m để đảm bảo truyền tải đủ băng thông cho nội dung 4K. DisplayPort có thể truyền tải tín hiệu lên đến 15m, nhưng độ phân giải chỉ giới hạn ở mức 1080p. Còn với cáp DisplayPort dài 5m, độ phân giải tối đa có thể lên tới 2560 x 1600 pixel.
Caption: Chiều dài cáp DisplayPort thường thấy trên thị trường
Đó là những thông tin cơ bản về cổng kết nối DisplayPort. Để cập nhật thêm thông tin công nghệ mới nhất, hãy tiếp tục theo dõi các tin tức từ Phúc Anh.