Học lái xe ô tô bằng B2 để thi lấy giấy phép lái xe ô tô B2 hiện là nhu cầu của rất nhiều lái xe. Giấy phép B2 là điều kiện bắt buộc để các lái xe có thể điều khiển một số loại ô tô nhất định. Tuy nhiên, để thi bằng lái xe B2 đạt kết quả cao thì không hẳn dễ, các tài xế cần học và ôn cẩn thận. Bài viết này sẽ hướng dẫn các lái xe cách học lái xe ô tô bằng B2 đơn giản, hiệu quả và thi đạt kết quả cao nhất.
1. Những điều cơ bản cần biết về học và thi giấy phép lái xe ô tô B2
Trước khi tìm hiểu cách học lái xe ô tô bằng B2 đơn giản, hiệu quả, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về bằng B2. Điều này giúp bạn biết được đây có thực sự là giấy phép mình cần hay không. Đồng thời những thông tin này cũng giúp bạn hiểu hơn và dễ dàng hơn khi đăng ký thi lấy bằng lái xe B2.
1.1. Bằng lái xe ô tô B2 là gì?
Bằng lái xe B2 là một chứng chỉ được cấp bởi Bộ Giao thông Vận tải. Chứng chỉ này nhằm cấp phép cho người lái được điều khiển một số loại xe nhất định.
Cụ thể hơn, các lái xe đã học lái xe ô tô bằng B2 và thi thành công sẽ được phép điều khiển các loại phương tiện sau:
- Xe ô tô có từ 4-9 chỗ ngồi, đã bao gồm cả chỗ ngồi của người lái;
- Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải dưới 3500kg;
- Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3500kg;
- Các loại xe ô tô mà bằng B1 được phép lái.
1.2. Những tài xế nào cần thi lấy bằng B2?
Căn cứ theo quy định pháp luật, các tài xế có bằng lái xe B1 chỉ được phép lái xe số tự động dưới 9 chỗ ngồi, còn các tài xế có từ bằng B2 trở lên sẽ được phép lái nhiều loại xe hơn. Cụ thể:
- Xe số sàn, xe số tự động;
- Người muốn hành nghề lái xe hay kinh doanh vận tải;
- Tài xế đang muốn nâng lên hạng bằng lái cao hơn như hạng C hay hạng D đã tích lũy đủ điều kiện nâng hạng.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên, bạn cần phải đăng ký học lái xe ô tô bằng B2 và thi lấy giấy phép lái xe này.
1.3. Hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô B2 cần gì?
Trước khi thi lấy bằng B2, các lái xe cần gửi hồ sơ đăng ký hợp lệ và tham gia học theo đúng quy định.
Dù đăng ký thi ở trung tâm nào thì bạn cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô B2 gồm đầy đủ các yêu cầu sau:
- Hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô B2;
- Giấy khám sức khỏe của người đăng ký;
- 01 bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (không cần công chứng);
- 01 sơ yếu lý lịch (không cần công chứng);
- 10 ảnh thẻ 3x4cm;
- Tập thông tin cá nhân được yêu cầu trong bộ sơ;
- Đơn đăng ký học và thi bằng lái xe.
Trong quá trình làm hồ sơ đăng ký, nếu có thắc mắc, bạn nên hỏi trung tâm mình đăng ký học và thi lái xe B2 để được giải đáp tức thì. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa sai sót và không mất thời gian làm lại bộ hồ sơ đăng ký khác.
Theo quy định pháp luật, những tài xế muốn lái xe tải phải có từ bằng B2 trở lên.
Lưu ý: Các bằng lái xe B2 chỉ có hiệu lực trong 10 năm, tính từ ngày cấp. Sau khi hết hạn, người lái cần đăng ký gia hạn sử dụng.
1.4. Học phí học và thi bằng lái xe B2 gồm những gì?
Học phí học và thi bằng lái xe B2 gồm những gì hiện là thắc mắc của rất nhiều người đang có nhu cầu lấy bằng B2. Thực tế, khi đăng ký học và thi lấy bằng B2, người học sẽ phải chi trả những khoản phí cơ bản sau:
- Phí đăng ký hồ sơ thi;
- Học phí đào tạo lý thuyết học lái xe ô tô hạng B2 và thực hành;
- Các lệ phí khi thi bằng lái xe B2: thi lý thuyết, thi lái xe trong sa hình và thi lái xe đường trường;
- Lệ phí cấp bằng lái xe;
2. Quy trình học lái xe ô tô B2 để thi chuẩn nhất hiện nay
Về cơ bản, quy trình học lái xe ô tô bằng B2 sẽ trải qua các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký học lái xe và khám sức khỏe;
- Bước 2: Học lý thuyết học lái xe ô tô hạng B2 tại trung tâm mình đăng ký thi sau khi đã đăng ký thành công;
- Bước 3: Học lái xe tại sân tập thực hành;
- Bước 4: Thi chứng chỉ tốt nghiệp;
- Bước 5: Dự thi sát hạch;
- Bước 6: Thi đỗ nhận bằng hoặc thi trượt thì đăng ký thi lại.
3. Một số cách học và thi lái xe ô tô B2 đơn giản, hiệu quả, thi đạt kết quả cao
Học lái xe ô tô bằng B2 để thi thực tế chỉ là chương trình học cơ bản, không quá khó. Nhiều người thi trượt chỉ do vấn đề tâm lý hồi hộp khi thi. Để tránh điều này và các "bẫy thi" dễ mắc phải, các lái xe nên nắm được một số mẹo thi lái xe ô tô B2 hiệu quả, đạt kết quả cao.
3.1. Cách học và thi lý thuyết lái xe ô tô B2
Về lý thuyết, trong quá trình học lái xe ô tô bằng B2, học viên cần có ý thức tự học lái xe ô tô B2 cẩn thận và nắm vững những lý thuyết cơ bản về lái xe. Thông thường, bộ đề thi lý thuyết học lái xe ô tô hạng B2 sẽ xoay quanh các chủ đề: hệ thống biển báo giao thông, tốc độ lái xe, độ tuổi tham gia giao thông, niên hạn sử dụng xe, kỹ thuật lái xe, cấu tạo và sửa chữa, câu hỏi về sa sinh, câu hỏi về các khái niệm, văn hóa hay đạo đức liên quan tới việc lái xe…
3.1.1. Câu hỏi liên quan đến biển báo
Khi gặp những câu hỏi liên quan đến chủ đề biển báo, bạn cần lưu ý:
- Những câu hỏi có 2 hay 3 biển báo tròn màu xanh cần phân thành 2 trường hợp: nếu câu dài 1 hàng thì chọn đáp án 1; nếu câu dài từ 2 hàng trở lên thì chọn đáp án 3.
- Các câu hỏi có chứa đáp án "Không được phép" thì bạn nên nhấn chọn đáp án này.
- Việc đỗ xe thì không giới hạn thời gian còn dừng xe thì có giới hạn thời gian.
3.1.2. Câu hỏi liên quan đến chủ đề đạo đức, kinh doanh vận tải, hành vi
Thông thường khi gặp những câu hỏi liên quan đến chủ đề đạo đức, kinh doanh vận tải, hành vi, bạn nên chọn đáp án "Tất cả".
Hoặc bạn nhấn chọn đáp án chứ các từ dưới đây:
- Chấp hành;
- Bắt buộc;
- Cơ quan có thẩm quyền;
- Dùng thanh nối cứng;
- Báo hiệu tạm thời;
- Nghiêm cấm/bị nghiêm cấm;
- Hiệu lệnh người điều khiển giao thông;
- Xe chữa cháy làm nhiệm vụ;
- Phương tiện giao thông đường sắt;
- Đèn chiếu xa sang gần;
- Về số thấp… gài số 1;
- Giảm tốc độ (nếu có 2 đáp án này trong cùng một câu hỏi thì bạn chọn đáp án bên phải).
Với những câu hỏi chứa các từ sau thì nên chọn đáp án dài nhất: Quan sát, kiểm tra, ở, tại, phải, trên và xe chữa cháy.
Ngoài ra, bạn cần chọn 2 đáp án với những câu hỏi có ý liệt kê về các chủ đề: Đạo đức, nghĩa vụ, hành vi, trách nhiệm, tham gia giao thông, văn hóa giao thông, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.1.3. Câu hỏi liên quan đến thứ tự ưu tiên
Khi học lái xe ô tô bằng B2 để thi, bạn cần nhớ thứ tự ưu tiên lần lượt là: Xe chữa cháy, xe quân sự hay xe công an làm nhiệm vụ, xe cứu thương, xe hộ đê hay xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai và dịch bệnh, đoàn xe tang. Đây là một trong những lưu ý quan trọng, giúp mọi thí sinh thi đạt điểm cao.
3.1.4. Câu hỏi về tốc độ
Khi gặp những câu hỏi liên quan tới tốc độ, bạn có thể áp dụng mẹo thi này. Câu hỏi có nội dung "trong khu vực dân cư...", bạn có thể áp dụng quy tắc 8-7-5-6. Theo đó, 80km/h tương ứng đáp án 1; 70km/h chọn đáp án 2; 50km/h chọn đáp án 3; 60km/h chọn đáp án 4.
3.1.5. Câu hỏi liên quan đến độ tuổi tham gia giao thông
Đối với các câu hỏi về chủ đề này, bạn nên nhớ điều này, rằng bằng lái từ B2 đến E sẽ cách nhau 03 tuổi. Cụ thể:
- Người từ 16 tuổi có thể tham gia giao thông bằng xe máy dưới 50 cm3;
- Người từ 18 tuổi có thể chọn hạng A1, A2, B2;
- Người từ 21 tuổi có thể chọn hạng C;
- Người từ 24 tuổi có thể chọn hạng D;
- Người từ 27 tuổi có thể chọn hạng E;
- Nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi có thể chọn hạng B1.
3.1.6. Câu hỏi liên quan đến chủ đề cấu tạo, sửa chữa
Khi gặp loại câu hỏi này, bạn chỉ nên chọn 1 đáp án, không chọn "cả 2 ý trên" hoặc "tất cả đều đúng".
3.1.7. Câu hỏi liên quan đến lý thuyết về sa hình
Khi gặp các câu hỏi lý thuyết về sa hình, bạn cần nhớ 05 nguyên tắc này để chọn đáp án cho đúng:
- Xét xe trong giao lộ trước;
- Xét xe ưu tiên (xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương);
- Xét xe bên phải không vướng (từ ngã tư);
- Xét xe rẽ phải trước rồi mới đến xe đi thẳng, rẽ trái, quay đầu.
3.2. Mẹo học và thi thực hành lái xe ô tô B2
Theo quy định hiện hành, phần thực hành thi lái xe bằng B2 sẽ có khoảng 11 bài về sa hình. Với phần thi này, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để có thể đạt điểm cao:
-
Bài sa hình số 1: Xuất phát: Ngay khi có hiệu lệnh "bắt đầu", bạn cần mở côn và cho xe chạy từ từ qua vạch xuất phát. Tính từ khi có hiệu lệnh, các trường hợp cho xe chạy chậm 20 giây sẽ bị trừ 5 điểm; chậm 30 giây sẽ bị loại thẳng.
-
Bài sa hình số 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ: Với bài thi này, bạn cần dừng trước vạch trắng và cản trước phải cách vạch không quá 0,5m.
-
Bài sa hình số 3: Dừng và khởi hành ngang dốc: Khi thi bài số 3 này, bạn có thể áp dụng mẹo là không cần đạp ga, thay vào đó chỉ cần mở côn để cho xe lăn bánh đến cột STOP là được. Ngay khi thấy vai cách cột STOP tầm 3 tấc, bạn cần cắt côn và phanh nhanh. Ngoài ra cần lưu ý rằng, khi lên dốc xe cách vạch dừng không quá 50 cm, bạn không để xe bị tụt dốc quá 50cm.
-
Bài sa hình số 4: Qua vệt bánh và đường vòng vuông góc: Khi thực hiện bài thi qua vệt bánh, bạn cần lái sao cho bánh xe trước và sau bên phụ qua vùng giới hạn của vệt bánh xe. Các trường hợp không qua vùng giới hạn, người thi đều sẽ bị loại thẳng. Còn khi lái xe qua đường vòng vuông góc, bạn cần canh khi vai mình ngang với góc đường sẽ tiến hành đánh hết lái thật nhanh.
-
Bài sa hình số 5: Lái xe qua ngã tư có tín hiệu giao thông: Với bài thi số 5 này, bạn phải dừng trước vạch vàng 1m và cắt côn khi thấy đèn tín hiệu. Trường hợp đèn đỏ còn 2 giây mới mở côn đi tiếp, đèn xanh 3-4 giây thì nên bỏ qua để không bị trừ điểm. Lưu ý rằng, trường hợp sau 30 giây đèn xanh mà xe chưa qua hết ngã tư thì thí sinh sẽ bị loại thẳng.
-
Bài sa hình số 6: Lái xe đường vòng quanh co: Trường hợp bạn gặp bài thi đường vòng quanh co thì cần áp dụng quy tắc: Tiến bám lưng, lùi bám bụng. Để đạt điểm cao, bạn cần hoàn thành bài thi này trong 5 phút.
-
Bài sa hình số 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ: Để đạt điểm cao bài kiểm tra này, khi lái xe, bạn cần căn gương bằng với mũi tên giữa đường sau đó đánh lái phải, trả lái cho xe thẳng và bám vào cửa chuồng. Bạn lấy vai bằng giữa chuồng rồi đánh lái lên, sao cho thấy được giáp ranh trắng đỏ đầu tiên thì đánh hết lái trái rồi về số lùi. Sau khi xe đã song song với chuồng thì trả lái và lùi xuống.
-
Bài sa hình số 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua: Khi thi bài này, bạn cần chú ý căn gương qua gương phụ trái. Trường hợp mắt người lái quan sát thấy mép dưới gương và vạch dừng thẳng hàng thì cần đạp phanh và côn để dừng xe lại.
-
Bài sa hình số 9: Thay đổi số trên đường thẳng: Với bài thi này, bạn cần lưu ý rằng, tốc độ tối thiểu phải đạt 20km/h. Khi gần như dừng lại, bạn về số 1 trước biển "Tốc độ tối đa cho phép". Sau cùng, bạn nhả côn và cho xe đi từ từ qua biển báo này.
-
Bài sa hình số 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ: Để đạt điểm cao trong bài kiểm tra này, khi lái xe, bạn cần căn gương bằng với mũi tên giữa đường sau đó đánh lái phải, trả lái cho xe thẳng và bám vào cửa chuồng. Bạn lấy vai bằng giữa chuồng rồi đánh lái lên, sao cho thấy được giáp ranh trắng đỏ đầu tiên thì đánh hết lái trái rồi về số lùi. Sau khi xe đã song song với chuồng thì trả lái và lùi xuống.
-
Bài sa hình số 11: Kết thúc bài thi: Ở bài thi cuối cùng này, bạn cần bật đèn xi nhan rồi lái xe qua hẳn vạch kết thúc. Trường hợp không bật xi nhan sẽ bị trừ 5 điểm, do đó bạn nên lưu ý để có thể lấy điểm tuyệt đối.
Trên đây là một số mẹo học và thi thực hành lái xe ô tô B2 giúp bạn đạt điểm cao và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Nhớ thực hành thường xuyên và cân nhắc tâm lý khi thi, bạn sẽ vượt qua được mọi thử thách. Chúc bạn thành công trong việc học lái xe và thi lấy giấy phép lái xe ô tô B2.