Xem thêm

Bằng lái xe C - Tất cả thông tin từ A-Z

CEO Long Timo
Bạn đang muốn trở thành tài xế lái xe tải hạng nặng? Thì không thể bỏ qua "bằng C" - một loại giấy phép lái xe ô tô rất phổ biến tại Việt Nam. Vậy...

Bạn đang muốn trở thành tài xế lái xe tải hạng nặng? Thì không thể bỏ qua "bằng C" - một loại giấy phép lái xe ô tô rất phổ biến tại Việt Nam. Vậy bằng lái xe hạng C là gì? Bạn có thể lái những loại xe nào? Điều kiện học và thi giấy phép lái xe hạng C có khó không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin này dưới đây!

1. Bằng lái xe hạng C là gì?

Bằng lái xe hạng C, hay còn được gọi là GPLX hạng C, là chứng chỉ do Tổng Cục Đường Bộ hoặc Sở GTVT các Tỉnh cấp phép cho tài xế lái xe trên dòng xe hạng nặng. Người sở hữu bằng lái xe hạng C có quyền lái xe với mục đích kinh doanh vận tải hoặc không.

2. Cụ thể bằng C chạy được xe gì?

Người sở hữu bằng lái xe C có thể chạy được các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải hoặc ô tô tải chuyên dùng hoặc ô tô chuyên dùng có tải trọng > 3.5 tấn
  • Máy kéo kéo theo 1 rơ moóc có trọng tải > 3.5 tấn
  • Các loại phương tiện được quy định tại bằng B1 và bằng B2

Tóm lại, chủ nhân của tấm bằng lái C có thể điều khiển những xe tải trên hoặc dưới 3.5 tấn đều được, thêm vào đó là các dòng xe chở khách số tự động, số sàn đến 9 chỗ (bao gồm chỗ cho tài xế lái xe) hoặc ô tô cho người khuyết tật.

3. Giấy phép lái xe hạng C không được chạy xe gì?

  • GPLX hạng C không được lái được xe ô tô chở người > 9 chỗ ngồi như xe khách 16 chỗ, 30 chỗ hoặc trên 30 chỗ
  • GPLX hạng C không được lái được xe đầu kéo kéo theo 1 rơ moóc (thường gọi là xe container, xe đầu kéo)

4. Điều kiện học và thi lái xe bằng C

4.1. Điều kiện về sức khoẻ

Để học và thi GPLX hạng C, bạn phải đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ sau:

  • Có sức khỏe tốt, cơ thể không có dị tật về tứ chi, mắt, tai,...
  • Chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ lái xe bằng việc khám sức khỏe tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến quận, huyện, thành phố trong 6 tháng gần nhất và phải đúng mẫu quy định

Các trường hợp sẽ không được phép tham gia học và thi GPLX hạng C bao gồm: có tiền sử mắc bệnh động kinh, bệnh nguy hiểm cho xã hội, bệnh cần cách ly, các bệnh dễ lây nhiễm, cơ thể bị dị tật.

4.2. Điều kiện về độ tuổi

Người học và thi GPLX hạng C phải có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên. Độ tuổi được tính đến ngày dự thi sát hạch.

4.3. Điều kiện về trình độ văn hoá

Điều kiện học và thi lái xe bằng C không yêu cầu về bằng cấp của thí sinh. Thí sinh chỉ cần đảm bảo nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo là có thể đi thi.

5. Chi phí trọn gói học bằng C tại Hà Nội hiện nay

Chi phí trọn gói học bằng lái xe tải hạng C hiện nay dao động từ 10.500.000 VNĐ - 13.000.000 VNĐ. Chi phí sẽ phụ thuộc vào gói hồ sơ mà học viên đăng ký. Nếu bạn đã biết lái xe và chỉ muốn thi, học phí rẻ chỉ 9.000.000 VNĐ. Nếu muốn học bài bản cả phần lý thuyết và thực hành, học phí là 11.500.000 VNĐ. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị thêm 1.500.000 VNĐ gồm phí thuê xe chip và phí nộp tại sân thi.

6. Thời gian học và thi bằng C

Thời gian học lái xe ô tô bằng C là 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ. Thời gian đào tạo cụ thể là 920 giờ, trong đó lý thuyết chiếm 168 giờ và thực hành lái xe chiếm 752 giờ. Ví dụ, nếu bạn muốn thi GPLX hạng C vào tháng 7, bạn phải nộp hồ sơ học trước tháng 1.

7. Thời hạn sử dụng GPLX hạng C

Theo quy định, giấy phép lái xe hạng C có thời hạn sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp. Sau 5 năm, bạn phải làm thủ tục để gia hạn GPLX hạng C của mình.

8. Bằng lái xe hạng C hết hạn phải làm sao?

Tùy vào thời gian hết hạn của giấy phép lái xe hạng C, bạn có thể gia hạn hoặc phải thi sát hạch lại. Cụ thể:

  • Nếu giấy phép lái xe chưa hết hạn hoặc hết hạn dưới 3 tháng, bạn có thể làm thủ tục gia hạn mà không cần thi sát hạch.
  • Nếu giấy phép hết hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm, bạn sẽ phải tham gia sát hạch lại phần lý thuyết.
  • Nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 1 năm trở lên, bạn sẽ phải tham gia sát hạch lại cả phần lý thuyết và thực hành.

9. Bằng lái xe ô tô hạng C có thể nâng lên hạng bằng nào?

Theo quy định, bằng lái xe hạng C có thể nâng dấu lên hạng D, E, FC nếu người tham gia sát hạch đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Nâng hạng C lên D: Hành nghề lái xe ≥ 3 năm và đã lái xe an toàn trên 50.000 km.
  • Nâng hạng C lên FC: Thời gian hành nghề ≥ 3 năm và đã lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.
  • Nâng hạng C lên E: Hành nghề lái xe ≥ 5 năm và đã lái xe an toàn từ 100.000 km trở lên.

10. Câu hỏi thường gặp về bằng lái xe C

10.1. Bằng C có lái được xe 9 chỗ không?

Có, đúng là bằng C cho phép tài xế lái được ô tô chở người đến 9 chỗ (bao gồm cả chỗ ngồi của tài xế). Bao gồm cả số sàn và số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ - 4 chỗ - 7 chỗ - xe 9 chỗ.

10.2. Bằng C lái được xe 16 chỗ không?

Không, GPLX hạng C không cho phép lái xe 16 chỗ. Để có thể lái xe 16 chỗ, người điều khiển phương tiện phải có bằng D.

10.3. Bằng C có thể lái đầu kéo không?

Bằng lái xe hạng C không được lái đầu kéo. Để có thể lái xe đầu kéo sơ mi rơ moóc, cần phải có bằng FC.

10.4. Bằng C có chạy được xe máy không?

Theo quy định, muốn điều khiển phương tiện giao thông nào phải có bằng lái xe hợp lệ tương ứng. Do đó, GPLX lái xe hạng C không cho phép lái xe máy. Nếu muốn lái xe máy, bạn cần thi bằng lái xe máy A1 hoặc bằng A2.

11. Video giải đáp về GPLX hạng C

Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về bằng lái xe hạng C. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội, hoặc gọi điện thoại theo số: 0963 862 683.

1