Cản sau xe ô tô ban đầu chỉ dùng để trang trí, ít chủ xe quan tâm. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ, bộ phận này đóng vai trò quan trọng đối với xe hơn. Vậy tại sao lại như vậy? Honda Mỹ Đình sẽ chia sẻ nội dung bên dưới để giải đáp thắc mắc của bạn.
Cản xe ô tô là gì?
Tấm cản xe ô tô ra đời từ năm 1897 ban đầu chỉ có tác dụng thẩm mỹ. Sau khi có những cải tiến về chất liệu và công nghệ vào năm 1901, bộ phận này mới được chú trọng hơn trên xe. Khi xe ô tô phát triển theo thời gian, cản sau xe ô tô trở nên quan trọng hơn vì mang lại nhiều lợi ích.
Bộ phận cản sau xe thường được gọi là ba đờ sốc sau và lắp ở phía sau, ở dưới cùng của đuôi xe. Vật liệu cấu thành bằng nhựa hoặc carbon đối với dòng xe cao cấp, bên ngoài là thanh kim loại gia cố bằng thép, nhôm, composite sợi thủy tinh. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sản xuất xe đã sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra bộ phận này.
Tác dụng của cản sau xe ô tô bạn nên biết
Trước đây, cản sau của xe ô tô ít được chú ý vì chỉ đơn thuần là phụ kiện trang trí. Tuy nhiên, theo thời gian, bộ phận này lại đóng vai trò quan trọng đối với ô tô. Vậy tác dụng của cản sau đối với xe ô tô là gì?
Giảm thiểu thiệt hại nếu xe có gặp va chạm
Các tấm cản sau khi lắp ở đuôi xe thường nhỏ, nhô ra ngoài và trong trường hợp va chạm, đó là bộ phận chịu tác động lực đầu tiên. Nó sẽ hấp thụ lực và giảm thiểu hư hỏng cho xe. Đặc biệt, nó sẽ che chở các bộ phận quan trọng và đắt tiền khác của xe như hệ thống đèn, nắp cốp,...
Bảo vệ các trang bị trên xe
Một số loại cản sau xe có cấu trúc bằng nhựa hoặc sợi carbon (có tính dẻo và có thể uốn cong). Vì vậy, nếu có va chạm khi lùi xe, các bộ phận này sẽ có tác dụng uốn dẻo và bảo vệ các trang bị bên trong xe, như khung gầm hoặc bô của xe.
Tạo nên giá trị thẩm mỹ
Ngoài giá trị bảo vệ xe và người khi va chạm, cản sau xe ô tô còn có giá trị thẩm mỹ khá lớn. Đây là bộ phận có nhiều mẫu mã, chất liệu và kiểu dáng mang lại cho chiếc xe diện mạo mới mẻ, đặc biệt đối với các dòng xe thể thao. Người dùng chỉ cần chọn mua tại các cơ sở uy tín và chọn loại cản phù hợp với nhu cầu và chiếc xe của mình.
Nên lắp cản sau cho xe ô tô không?
Theo luật giao thông đường bộ 2008 và hướng dẫn thủ tục tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, các chủ phương tiện không được phép tự ý thay đổi kết cấu xe so với thiết kế nhà sản xuất. Việc lắp cản sau cho xe ô tô có thể coi là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, nếu cản sau được lắp gần giống thiết kế ban đầu và không ảnh hưởng đến giao thông, không quá "lố", vẫn sẽ được chấp thuận. Việc thay đổi hay lắp cản sau đối với xe ô tô mang mục đích trang trí hoặc giảm va chạm được khuyến khích và cảnh sát giao thông cũng không quá nghiêm ngặt với bộ phận này.
Ô tô lắp cản sau có được đăng kiểm?
Nhiều chủ xe lắp cản sau cho xe vẫn tránh được cảnh sát giao thông và không bị phạt. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng lắp thêm cản sau cho xe không được phép và có thể bị từ chối đăng kiểm theo pháp luật.
Theo quy định, mọi hành vi can thiệp nhằm thay đổi nguyên lý hoạt động của xe đều là vi phạm và sẽ không được phép đăng kiểm. Trong đó, lắp cản sau xe ô tô cũng là một lỗi mà các đơn vị đăng kiểm không thực hiện đăng kiểm cho chủ xe.
Tuy nhiên, nếu việc thay đổi cản sau đúng mục đích, không ảnh hưởng đến kết cấu và mục đích ban đầu của cản sau so với nhà sản xuất, chủ xe vẫn có thể đăng kiểm và lưu thông bình thường trên đường phố. Luật chỉ quy định những phụ tùng lắp thêm làm mất các tính năng ban đầu của xe, không quá khắt khe với các trường hợp thay cản sau do va chạm hoặc để tăng tính thẩm mỹ và vẫn giữ được hình dáng ban đầu.
Lưu ý để chủ xe lựa chọn được cản sau tốt
Nếu cản sau của bạn bị hỏng, cũ hoặc biến dạng do va chạm, không còn đẹp, hãy suy nghĩ đến việc thay mới một cản sau cho ô tô. Dưới đây là một số lưu ý để bạn chọn được sản phẩm phù hợp và đảm bảo chất lượng.
Lựa chọn cản sau xe ô tô dựa trên chất liệu
Cản sau xe ô tô thông thường được làm bằng nhựa poly, sợi thủy tinh, carbon hoặc kim loại. Mỗi chất liệu có ưu, nhược điểm khác nhau, vì vậy bạn phải lựa chọn loại vật liệu phù hợp với chiếc xe của mình và yêu cầu trong quá trình vận hành.
- Lắp cản sau nhựa ABS hoặc nhựa poly: Loại chất liệu này phù hợp cho xe ô tô di chuyển nhiều trong thành phố, hay có khả năng va chạm. Đây là vật liệu chống va đập tốt, giá thành rẻ và được sử dụng ở hầu hết các loại xe.
- Cản sau vật liệu sợi thủy tinh: Vật liệu này nhẹ, cứng cáp, dễ sửa chữa, hàn/nối để tránh sự nhàm chán. Tuy nhiên, tính linh hoạt của nó không cao, dễ nứt trong quá trình sử dụng.
- Cản sau vật liệu carbon: Vật liệu carbon bền, nhẹ và có thể sơn, sửa thoải mái. Nếu bạn có điều kiện kinh tế và chiếc xe cao cấp, nên sử dụng vật liệu này. Tuy nhiên, chi phí của vật liệu carbon cao hơn so với các loại vật liệu khác.
- Cản sau xe ô tô bằng kim loại: Với kim loại, tính cứng cáp và bền là ưu điểm hàng đầu. Tuy nhiên, vật liệu này tăng trọng lượng của xe, làm vận hành và di chuyển trở nên khó khăn. Vì vậy, chỉ các loại xe tải hoặc bán tải mới thường sử dụng cản sau bằng kim loại.
Lựa chọn cản sau cho xe phù hợp phong cách
Nếu bạn yêu thích sự nhẹ nhàng, cản sau phải có đường cong mềm mại. Nếu bạn ưa thích sự cứng rắn, cản sau phải có các đường nổi, làm bằng kim loại và thiết kế "hầm hố". Nếu bạn thích phong cách mạnh mẽ và thường đi đường nhiều va chạm, cản sau bằng kim loại, cứng cáp và có thể va chạm với bất kỳ vật gì sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Điểm đặc biệt trong thiết kế cản sau của ô tô Honda
Cản sau trên các dòng xe ô tô của Honda thường được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, có tính mềm và dẻo để hấp thụ lực tốt hơn. Ngoài ra, cản sau còn được đánh bóng để giảm trầy xước, móp méo cho vỏ xe, tạo thêm sự sang trọng và thẩm mỹ.
Ngoài ra, các dòng xe của Honda cũng có thiết kế đặc biệt cho cản sau. Những đường gân dập nổi được tích hợp vào phía sau xe để hấp thụ lực tác động tốt hơn. Đặc biệt trên các dòng CRV, HRV, BRV và Accord, cản sau còn có mặt nhám giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến các bộ phận khác khi có va chạm.
Kết luận
Cản sau xe ô tô có nhiều lợi ích và việc lắp cản sau có được khuyến nghị. Tất cả câu trả lời đã được trình bày trong bài viết này. Honda Mỹ Đình tin rằng bạn đã hiểu phần nào về bộ phận này của xe ô tô. Hãy cùng khám phá thêm nhiều bộ phận khác và tìm hiểu về chiếc xế cưng của bạn trong bài viết tiếp theo.