Xem thêm

Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô: Cách đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ

CEO Long Timo
Có một điều cần hết sức lưu ý khi sở hữu chiếc xe ô tô mà nhiều tài xế chưa thật sự chú ý đến. Đó là kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe ô...

kiem-tra-phanh-xe-o-to-caron Có một điều cần hết sức lưu ý khi sở hữu chiếc xe ô tô mà nhiều tài xế chưa thật sự chú ý đến. Đó là kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe ô tô định kỳ. Vậy chăm sóc như thế nào là đúng cách đối với hệ thống phanh xe ô tô? Đọc bài viết hướng dẫn dưới đây để giúp hệ thống phanh xe làm việc hiệu quả, gia tăng tuổi thọ và độ an toàn khi tham gia giao thông.

Tại sao cần bảo dưỡng phanh ô tô

phanh-dia-han-ri-caron Có thể nói, phanh ô tô là một “lực sĩ” khi hoàn thành nhiệm vụ giữ chiếc xế yêu của bạn tránh khỏi những tai nạn giao thông không đáng có, né được những va chạm làm trầy xước thân xe. Việc bảo dưỡng phanh ô tô là cần thiết, vì theo thời gian sử dụng, phanh xe sẽ xảy ra những tình trạng hư hại, gỉ sét gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe. Một số lợi ích khi phanh xe được bảo dưỡng thường xuyên như:

  • Đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt, giúp lái xe an toàn.
  • Tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh.
  • Sớm phát hiện những hư hỏng của hệ thống phanh như: mòn má phanh, mòn đĩa phanh,… để có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời.

Tác nhân gây hại cho phanh xe ô tô

kiem-tra-he-thong-duoi-gam-xe-caron Trong quá trình vận hành xe bùn đất, bụi bẩn lọt vào các ngóc ngách của hệ thống phanh là điều không thể nào tránh khỏi. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu thì các chi tiết của hệ thống phanh có thể xảy ra vấn đề gỉ sét. Khiến cho hệ thống phanh hoạt động không chính xác và có thể dẫn đến những trường hợp nguy hiểm trong quá trình lưu thông đặc biệt trên các con đường cao tốc. Ngoài ra, đối với các phanh trống ở bánh sau khi có âm thanh lạ lúc nhấn phanh hay phanh bị kẹt. Có nghĩa là thiết bị phanh của xe ô tô đã bị ăn mòn hoặc bị khô dầu bôi trơn.

Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô

Đối với quá trình bảo dưỡng phanh ô tô có thể tiến hành trong vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chúng lại đảm bảo được tính an toàn cho bạn mỗi khi tham gia giao thông.

Bước 1: Tháo ốc phía sau bộ giá phanh Hãy sử dụng cờ lê chuyên dụng để thực hiện công việc tháo ốc phía sau bộ giá phanh. Nếu xe có hệ thống cảm biến độ mòn, rút chốt cắm ra. Sau đó bạn nhấc lên bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh rồi mới tiến hành tháo đến các má phanh.

Bước 2: Rút suốt trượt bên ngoài đĩa phanh Sau khi đã tháo rời tất cả các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh rồi. Hãy giữ chúng vào một chiếc hộp hoặc để ở một vị trí sạch sẽ nào đó.

Bước 3: Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh ô tô Ở bước này bạn sử dụng các loại dung dung dịch vệ sinh phanh chuyên dụng để vệ sinh chiếc cùm đỡ má phanh, giá đỡ phanh. Thực hiện vệ sinh các chi tiết bằng nhựa, cao su nhẹ nhàng. Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn, gỉ sắt trong khe rãnh, ngóc ngách của bộ giá đỡ.

Bước 4: Bôi mỡ lên phanh ô tô Sau khi suốt trượt hãy tiến hành bôi mỡ vào bộ phận này. Sử dụng cá mỡ bò chuyên dụng để bảo vệ má phanh, loại bỏ tiếng rít, tăng độ cứng, tuổi thọ cho má phanh được lâu. Đưa phần chốt vào lỗ thực hiện kiểm tra độ trơn trượt xem đã đạt yêu cầu chưa.

Bước 5: Hoàn thành công việc bảo dưỡng Tiến hành lắp ráp các chi tiết vào nguyên vị trí ban đầu lần lượt sẽ là bộ cùm phanh, má phanh, bộ giá phanh, siết chặt con ốc rồi cắm đường dây hệ thống cảm biến vào.

Bước 6: Lắp bánh xe lại Lắp bánh xe, vặn lại đủ và chặt các con ốc đã tháo ra trước đây. Hạ kính để cho bánh xe được chạm xuống đất. Siết chặt lại các ốc bánh xe.

Kinh nghiệm bảo dưỡng phanh ô tô

Trong suốt quá trình sử dụng, phanh là bộ phận chịu áp lực nhiều nhất, nhận tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì thế, việc bảo dưỡng phanh vô cùng cần thiết và được tiến hành thường xuyên. Theo các chuyên gia, xe ô tô nên được bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ sau mỗi 50.000 - 100.000km tùy vào điều kiện sử dụng xe.

Quan sát trong khi lái xe

Trong quá trình di chuyển trên xe ô tô, các tài xế nên chú ý quan sát xem hệ thống phanh xe có đang hoạt động tốt hay không và việc làm này cần hình thành nên một thói quen bởi phanh xe là bộ phận rất quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tính mạng cho bạn và các hành khách trên xe, hãy chú ý đến những điểm này:

  • Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “dính thắng”, tình trạng đó có thể do thiếu dầu thắng hoặc bị rò rỉ dầu nên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng.

quy-trinh-kiem-tra-va-bao-duong-phanh-o-to-dung-cach-1711366984

  • Nếu đạp thắng mà rung xe hay rung tay lái thì nên thay đĩa phanh bởi có thể đĩa phanh cũ đã qúa mòn hoặc cần phải được tráng mặt lại.

  • Khi sử dụng phanh, có tiếng ken két do kim loại ma sát chứng tỏ bố thắng của bạn đã mòn, đã không còn sử dụng được nữa, phải nhanh chóng thay đi.

Quan sát khoang động cơ

  • Kiểm tra lượng dầu tháng trữ trong cốp để đảm bảo cho quá trình vận hành an toàn. Nên thực hiện việc kiểm tra dầu thắng 1 lần/tháng.

  • Khi lượng dầu đã cạn thì cần phải dung nạp thêm. Đặc biệt nếu quan sát thấy tình trạng dầu sút giảm thường xuyên thì có thể hệ thống đã bị rò rỉ ở trong đường ống dẫn đầu của hệ thống.

  • Trước khi châm dầu vào hộp, quý khách cần chú ý phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống. Bên cạnh đó, để không làm hỏng nước sơn ở thân xe thì tránh đừng để cho dầu thắng nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn.

  • Bạn nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra xem đó là dầu mới hay dầu đã cũ, hết đát. Nếu thấy hiện tượng dầu đổi sang màu sậm thì cần thay dầu mới.

Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm xe

kiem-tra-he-thong-duoi-gam-xe-caron Để kiểm tra hệ thống dây thắng hiệu quả thì cần kích xe lên cao, chú ý quan sát các đường dây dẫn dầu mềm, đường ống kim loại cứng có xảy ra tình trạng rò rỉ hay không.

Ngoài việc kiểm tra các đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe thì quý khách nên kiểm tra cả đường ống cao su chuyển dầu đến các heo dầu nằm tại bánh xe. Đối với những ống mềm nếu có hiện tượng sần sượng thì đó là dấu hiệu đã bị rò rỉ. Chú ý không được để cho các đường ống này chạm vào bộ phận vận hành, phát nhiệt của xe.

Kiểm tra bằng cách tháo bánh

Nếu bạn có kinh nghiệm thì có thể tháo bánh xe ra để kiểm tra xem phanh xe của bạn có còn đảm bảo hay không? Bạn có thể xem thử phanh xe có bị trầy xước gì hay không và độ hao mòn của đĩa phanh đang ở mức nào, có cần thay hay chưa.

thao-banh-caron

Thông thường, việc phanh bị trầy xước là do cát, đất hoặc đá kẹt giữa bố thắng và đĩa phanh gây ra các vết trầy xước. Nếu cảm thấy mặt đĩa phanh trầy nhiều quá. Thì bạn nên gửi cho bộ phận bảo dưỡng tráng lại mặt đĩa phanh hoặc có thể thay luôn nếu cần thiết.

Đối với những loại phanh đùm (phanh tang trống) thì việc kiểm tra tương đối khó khăn hơn. Vì cần phải tháo phần trống phanh mới có thể kiểm tra bên trong. Kiểm tra xem phanh có bị biến dạng hay không, heo dầu có còn sử dụng được không và dầu nhớt trong bố thắng có cần phải thay không.

Xả gió sau khi thay mới hệ thống phanh

Sau khi kiểm tra và thay mới hệ thống phanh, xả gió là việc các nhân viên bảo dưỡng thường hay làm sau khi thay mới các chi tiết bên trong hệ thống phanh xe ô tô. Điều này là do khi thay mới không khí sẽ còn lẫn bên trong. Khiến cho phanh xe hoạt động kém hiệu quả và không đảm bảo được sự an toàn.

Làm láng đĩa phanh

Với nhiều sự tác động từ môi trường như đất đá, thời tiết,… khiến đĩa phanh có thể bị cong, vênh, gồ ghề hay không đồng nhất về độ dày. Vì vậy, trong những trường hợp này, biện pháp giải quyết hiệu quả nhất chính là nên láng đĩa phanh.

lang-dia-tan-hoan-cau-caron

Đĩa phanh bị đảo

Hiện tượng đĩa phanh bị đảo, moay - ơ không đồng tâm xảy ra thường xuyên. Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh hết sức khắc nghiệt: bề mặt bám nhiều tạp chất, nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột nên dễ gây ra biến dạng và mòn không đều.

cach-kiem-tra-va-lam-lang-dia-phanh-xe-hoi-1-caron

Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến đĩa phanh bị đảo chính là bề mặt đĩa phanh lắp và giá moay - ơ không có sự tiếp xúc phẳng tuyệt đối do quá trình tháo lắp hoặc cục bộ biến dạng gây nên.

Khi thấy có hiện tượng phanh rung lắc bất ngờ, phanh ăn lệch sang 1 bên thì đó là dấu hiệu đĩa phanh bị đảo. Khi xảy ra các hiện tượng này thì quý khách nên đưa xe đến ngay các xưởng, trung tâm bảo dưỡng để các kỹ thuật viên kiểm tra, đưa biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng đĩa phanh có nhiều vết xước, bề mặt gồ ghề.

Bảo dưỡng phanh xe ô tô ở đâu uy tín?

kiem-tra-he-thong-duoi-gam-xe-caron Vì đây là một dịch vụ bảo dưỡng phổ biến, bất kì gara nào cũng đều cấp dịch vụ bảo dưỡng phanh xe ô tô, sử dụng những sản phẩm khác nhau để hoàn thành công việc. Nhưng đó cũng chính là lí do khiến khách hàng bối rối, khó chọn lựa. Vì thế hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một thương hiệu đang được ưa chuộng hiện nay: CarOn Pro.

caronpro

CarOn Pro là một trong những địa chỉ nổi tiếng với sản phẩm tốt, dịch vụ chu đáo, trải nghiệm hài lòng, đội ngũ công nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm. Đến đây, xế yêu của bạn cứ an tâm bon bon trên chặng đường dài, mọi việc còn lại để CarOn lo!

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ - bảo dưỡng xin vui lòng liên hệ hotline 0961.247.360 hoặc qua website https://caronpro.vn/ để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

1