Xem thêm

Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng bộ chuyển tốc xe đạp

CEO Long Timo
Ngày nay, xe đạp địa hình nói chung và xe đạp thể thao Thống Nhất nói riêng đang được nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Đi xe đạp không chỉ giúp bạn cải thiện...

Ngày nay, xe đạp địa hình nói chung và xe đạp thể thao Thống Nhất nói riêng đang được nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Đi xe đạp không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe và tránh các căn bệnh phổ biến như béo phì, tim mạch, xương cốt, mà còn góp phần bảo vệ môi trường trở nên xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, không phải ai đi xe đạp cũng biết đến nguyên lý hoạt động của bộ chuyển tốc xe đạp. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng bộ chuyển tốc này.

Giới thiệu về bộ chuyển tốc của xe đạp thể thao

Xe đạp thể thao thường có 2 bộ phận chuyển tốc nằm trên ghi đông tay lái, có hai dạng điều khiển là núm vặn hoặc cần gạt. Bộ chuyển tốc đĩa nằm ở bên tay trái, còn bộ chuyển tốc líp nằm ở bên phía tay phải. Mỗi bộ chuyển tốc đều có vai trò và mục đích sử dụng riêng để phù hợp với người dùng.

Bộ chuyển tốc xe đạp Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Bộ chuyển tốc đĩa quyết định tốc độ khi đạp xe, được chia thành 3 loại tốc độ khác nhau:

  • Loại 1: Đĩa nhỏ dùng để sử dụng khi gặp địa hình leo dốc, tốc độ di chuyển chậm và đạp xe nhẹ nhàng.
  • Loại 2: Đĩa vừa phù hợp khi sử dụng vận tốc vừa phải, không quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Loại 3: Đĩa lớn thường được dùng trong trường hợp tập luyện thể thao hoặc khi muốn di chuyển nhanh.

Bộ chuyển tốc líp được sử dụng từ 7 đến 9 tốc độ khác nhau nhằm chia nhỏ tốc độ đạp xe đã được chọn từ bộ chuyển tốc đĩa. Khi sử dụng, bạn nên kết hợp cả 2 loại bộ chuyển tốc líp và đĩa để đạt kết quả tốt nhất.

  • Bộ chuyển tốc đĩa số 1 nên kết hợp với chuyển tốc líp số 1, số 2 và số 3. Khi kết hợp như vậy, việc đạp xe sẽ nhẹ nhàng hơn, xe di chuyển chậm để vượt qua những địa hình có độ dốc cao.
  • Bộ chuyển tốc đĩa số 2 nên kết hợp với chuyển tốc líp số 3, số 4 và số 5. Kết hợp này thích hợp khi di chuyển trên đường bằng phẳng với tốc độ bình thường.
  • Bộ chuyển tốc đĩa số 3 nên kết hợp với chuyển tốc líp số 5, số 6 và số 7. Việc kết hợp này giúp đạp chậm để lấy đà cho xe tăng tốc nhanh, thường được sử dụng trong mục đích tập luyện sức khỏe.

Một số lưu ý khi sử dụng xe đạp có bộ chuyển tốc

Để sử dụng thành thạo và linh hoạt trong việc chuyển số nhằm thay đổi tốc độ di chuyển đúng lúc, bạn cần thực hành thường xuyên để tạo phản xạ với các địa hình khác nhau và làm quen với bộ chuyển tốc.

  • Khi đang di chuyển trên đường bằng phẳng nhưng có địa hình dốc phía trước, bạn nên chuyển sang bộ chuyển tốc với líp nhỏ hơn để đi nhẹ nhàng hơn và tránh bị kẹt số khi đang di chuyển lên dốc. Ngược lại, khi leo hết dốc, bạn nên chuyển sang líp lớn để tăng tốc khi đổ dốc.
  • Khi chuyển tốc độ, bạn nên đạp khi xe đang di chuyển. Tránh đạp ngược bàn đạp để không gây quấn đề, bung líp và trượt xích. Nếu xe dừng hoặc đỗ, không chuyển số hoặc giả chuyển số. Khi xuất phát, bạn nên đạp tiến ngay từ vòng quay đầu tiên. Sau khi đã cố định tốc độ, bạn có thể đạp tiến lùi tùy ý.
  • Hãy học cách sử dụng bánh răng để đạt mục tiêu. Người lái xe sẽ phải vật lộn để di chuyển với những chiếc bánh răng lớn. Rất nhiều người mới bắt đầu sử dụng bánh răng sẽ sử dụng bánh răng cao, dẫn đến tiêu tốn năng lượng và lực đạp bàn đạp duy trì ở tốc độ thấp.
  • Chìa khóa để đạp xe đúng cách là bắt đầu học di chuyển với bánh răng, giữ tốc độ ổn định khi đi mà không cảm thấy quá mạnh hoặc quá nhẹ nhàng. Thử nghiệm và tự thực hành là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này.

Đó là một số thông tin cơ bản về bộ chuyển tốc xe đạp Thống Nhất giúp bạn hiểu rõ và hoàn thiện kiến thức. Nếu bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ với những người bạn cùng đam mê xe đạp để cùng nhau trải nghiệm.

1