Khi bạn quan tâm đến việc mua xe 7 chỗ, một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần xem xét là kích thước của xe. Kích thước này không chỉ giúp bạn hình dung được độ rộng của khoang cabin, khả năng off-road, sức cản không khí, và tốc độ của xe, mà còn ảnh hưởng đến tính linh hoạt khi di chuyển.
Cách Đo Kích Thước Xe 7 Chỗ
Mẫu xe 7 chỗ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều khách hàng Việt. Với số lượng chỗ ngồi lớn, xe 7 chỗ có khả năng vận chuyển người và hàng hóa tốt, đáp ứng nhu cầu của gia đình hoặc cả trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Do đó, khách hàng thường ưa chuộng xe 7 chỗ hơn là xe 4 - 5 chỗ.
Các mẫu xe 7 chỗ có kích thước khá đa dạng. Lựa chọn kích thước phù hợp sẽ mang đến sự thoải mái hơn khi sử dụng và vận hành. Ngoài ra, kích thước xe cũng ảnh hưởng đến tính linh hoạt khi chạy.
Nếu bạn sống ở khu vực đô thị, những chiếc xe có kích thước nhỏ và vừa phải sẽ dễ dàng di chuyển hơn so với những chiếc xe có kích thước quá lớn. Tuy nhiên, những chiếc xe 7 chỗ có ngoại hình "bề thế" sẽ mang đến sự thoải mái cho cả gia đình trong những chuyến du lịch. Vì vậy, lựa chọn kích thước xe phù hợp là yếu tố quan trọng không thua kém động cơ, kiểu dáng và tiện nghi.
Kích thước xe 7 chỗ bao gồm các thông số như chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều dài cơ sở,...
Trước hết, hãy nắm rõ cách đo kích thước xe 7 chỗ. Kích thước của xe sẽ bao gồm các thông số sau:
- Chiều dài, chiều rộng và chiều cao: Đây là những thông số cơ bản nhất. Chiều dài tổng thể là khoảng cách giữa đầu xe và đuôi xe, chiều rộng là khoảng cách lớn nhất ở thân xe, và chiều cao là khoảng cách từ mặt đất cho đến phần mui xe cao nhất.
- Chiều dài cơ sở: Chiều dài cơ sở là thông số quan trọng không thua kém chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Chiều dài cơ sở được xác định là chiều dài từ tâm của bánh trước và bánh sau.
- Chiều rộng cơ sở: Chiều rộng cơ sở ít được quan tâm hơn chiều dài cơ sở. Thông số này được xác định là khoảng cách giữa tâm của bánh xe bên trái và bên phải. Xe có chiều rộng cơ sở lớn sẽ có khoang cabin rộng rãi và di chuyển ổn định, nguy cơ lật thấp. Tuy nhiên, hạn chế là khó di chuyển ở đường hẻm và khu vực thường xuyên kẹt xe.
- Khoảng sáng gầm xe: Khoảng sáng gầm xe là khoảng cách giữa điểm thấp nhất của xe so với mặt đất. Những chiếc xe SUV sẽ có khoảng sáng gầm cao hơn so với xe sedan, coupe và hatchback. Khoảng sáng gầm xe cao giúp xe vận hành ổn định, linh hoạt ở địa hình nhiều đá sỏi và mặt đường gồ ghề.
- Bán kính vòng quay tối thiểu: Để xác định thông số này, cần cho xe xoay tròn tại chỗ. Khoảng cách từ tâm vòng tròn đến bánh xe ngoài chính là bán kính vòng quay tối thiểu. Bán kính càng nhỏ thì xe càng có độ linh hoạt cao và dễ dàng di chuyển, quay đầu ở những khu vực đường hẹp, thường xuyên kẹt xe.
Hiểu rõ về kích thước của xe 7 chỗ sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu xe phù hợp với nhu cầu cá nhân và gia đình. Đây cũng là lý do các mẫu xe trong cùng phân khúc luôn tối ưu kích thước để tăng tính cạnh tranh.
Kích Thước Xe 7 Chỗ là Bao Nhiêu?
Xe 7 chỗ thường có kích thước lớn hơn so với xe 4 - 5 chỗ, và kích thước cũng sẽ dao động tùy theo từng phân khúc. Ngoài động cơ và thiết kế, kích thước là vấn đề được khách hàng quan tâm không kém. Bởi kích thước xe ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, mục đích sử dụng, khả năng linh hoạt của xe, sức cản không khí và khả năng bức tốc.
Dưới đây là kích thước chung của các mẫu xe 7 chỗ:
1. Xe Hạng A (Mini Car)
Xe hạng A là những mẫu xe gia đình mini. Các mẫu xe trong phân khúc này thường sử dụng động cơ có dung tích từ 1 - 1.2 lít. Xe 7 chỗ phân khúc hạng A sẽ có kích thước như sau:
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao 4600 x 1700 x 1750mm cho đến 4700 x 1750 x 1750mm
- Chiều dài cơ sở dao động từ 2600 - 2700mm
Ưu điểm của xe 7 chỗ hạng A là kích thước nhỏ nhắn, tính linh hoạt cao nên dễ dàng di chuyển trong hẻm và khu vực thường xuyên kẹt xe. Tuy nhiên, hạn chế là kích thước khá nhỏ khiến cho khoang cabin tù bí và hàng ghế thứ 3 khá nhỏ, không thích hợp với người trưởng thành.
2. Xe Hạng B (Small Car)
Xe hạng B là xe ô tô gia đình cỡ nhỏ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình từ 4 - 6 người. Xe 7 chỗ hạng B sẽ có kích thước như sau:
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao từ 4700 x 1760 x 1750 đến 4850 x 1750 x 1850mm
- Chiều dài cơ sở dao động từ 2750 - 2900mm
Xe 7 chỗ hạng B có kích thước nhỏ vừa phải nên không gian bên trong khoang cabin tương đối rộng rãi. Với gia đình nhỏ, những mẫu xe trong phân khúc này có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, tương tự như xe trong phân khúc hạng A, xe 7 chỗ hạng B có hàng ghế thứ 3 tương đối nhỏ nên chỉ thích hợp với trẻ nhỏ và người lớn có chiều cao dưới 1m6.
Các mẫu xe 7 chỗ trong phân khúc này được trang bị động cơ 1.4 - 1.6 lít nên có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đi lại hằng ngày.
3. Xe Hạng C (Medium Car)
Xe hạng C là các mẫu xe 7 chỗ có kích thước trung bình. Đây là phân khúc có nhiều đối thủ "nặng ký" và là lựa chọn hàng đầu của khách hàng Việt. Kích thước vừa phải mang đến sự thoải mái khi di chuyển nhưng không gặp quá nhiều bất tiện khi vận hành trong khu vực thành thị.
Kích thước của xe 7 chỗ hạng C:
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao từ 4850 x 1800 x 1550 đến 4900 x 1800 x 1850mm
- Chiều dài cơ sở dao động từ 2900 - 3000mm
4. Xe Hạng D (Large Car)
Các mẫu xe 7 chỗ trong phân khúc hạng D có kích thước bề thế. Kích thước lớn giúp cho khoang cabin có không gian rộng rãi, không tù bí, thích hợp với gia đình từ 6 - 7 người. Hơn nữa, nội thất rộng rãi đồng nghĩa với việc xe sẽ được trang bị nhiều tiện ích hơn.
Xe 7 chỗ hạng D có kích thước lớn với chiều dài x chiều rộng x chiều cao từ 4900 x 1850 x 1850 đến 4950 x 1900 x 1900mm
Hạn chế của xe hạng D là giá cả đắt đỏ và thiếu tính linh hoạt, khó di chuyển và quay xe ở các hẻm nhỏ. Các mẫu xe trong phân khúc này là lựa chọn hoàn hảo dành cho những gia đình đông người muốn chọn mẫu xe rộng rãi để đi du lịch.
Kích thước xe 7 chỗ hạng D:
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao từ 4900 x 1850 x 1850 đến 4950 x 1900 x 1900mm
- Chiều dài cơ sở trên 3000mm
Kích Thước Của Các Dòng Xe 7 Chỗ Thông Dụng Hiện Nay
Xe ô tô 7 chỗ được ưa chuộng hơn so với các mẫu xe hơi 4 - 5 chỗ ngồi. Bởi vì thu nhập của người Việt không cao, khi mua xe, tâm lý chung là muốn chọn xe có số lượng chỗ ngồi lớn để thuận tiện cho việc sử dụng. Hơn nữa, hàng ghế thứ 3 có thể gập gọn để tăng thể tích cho khoang hành lý nên bạn có thể dùng để di chuyển hàng hóa khi cần thiết.
Dưới đây là thông tin về kích thước của các mẫu xe 7 chỗ thông dụng nhất hiện nay:
1. Toyota Innova
Toyota Innova là mẫu xe MPV bán chạy ở thị trường Việt Nam. Xe có 7 chỗ ngồi nên rất thích hợp cho những gia đình đông người. Mẫu xe này thuộc phân khúc xe hạng cỡ nhỏ với kích thước như sau:
Toyota Innova là mẫu xe hơi 7 chỗ cỡ nhỏ với kích thước 4735 x 1830 x 1795mm
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt là 4735 x 1830 x 1795mm
- Chiều dài cơ sở 2750mm
2. Kia Carens
Kia Carens hiện đang là mẫu xe 7 chỗ được quan tâm và chú ý. Các dòng xe của Kia nói chung và Kia Carens nói riêng luôn gây ấn tượng bởi mức giá hợp lý, thiết kế hài hòa và động cơ ổn định. Mẫu xe này thuộc phân khúc xe 7 chỗ cỡ nhỏ nên thích hợp với khách hàng muốn lựa chọn xe để di chuyển hằng ngày.
Kia Carens có chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt 4540 x 1800 x 1700mm
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt 4540 x 1800 x 1700mm
- Chiều dài cơ sở 2780mm
3. Hyundai Santafe
Là một trong những mẫu xe SUV bán chạy nhất ở Việt Nam, Hyundai Santafe được đánh giá là mẫu xe 7 chỗ đáng mua. Mẫu xe này được lắp ráp trong nước nên giá cả rất cạnh tranh. Thiết kế hiện đại, ấn tượng và động cơ bền bỉ là những ưu điểm của Hyundai Santafe. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kích thước của mẫu xe 7 chỗ này để đánh giá có phù hợp với nhu cầu của gia đình hay không.
Kích thước của mẫu xe hơi 7 chỗ - Hyundai Santafe là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt là 4785 x 1900 x 1685mm
- Chiều dài cơ sở 2765mm
4. Mitsubishi Xpander
Mitsubishi Xpander đang dần thống lĩnh phân khúc xe 7 chỗ ở thị trường Việt Nam. Với giá bán dao động từ 555 - 670 triệu, mẫu xe này có sức hút hơn hẳn những đối thủ khác. Bằng chứng là trong vài năm trở lại đây, Mitsubishi Xpander liên tục soán ngôi của những đối thủ nặng ký của Toyota, Kia và Hyundai.
Kích thước nhỏ gọn giúp Mitsubishi Xpander dễ dàng di chuyển trong khu vực thành thị
Kích thước của mẫu xe 7 chỗ Mitsubishi Xpander:
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt là 4475 x 1750 x 1730mm
- Chiều dài cơ sở 2750mm
5. Mazda CX-8
Cái tên Mazda đang dần trở nên quen thuộc với khách hàng Việt trong vài năm trở lại đây. Mẫu SUV 7 chỗ này được đánh giá có thiết kế sang trọng, mạnh mẽ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Mazda CX-8 có khoang cabin rộng rãi và tiện nghi hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Mazda CX-8 có kích thước ấn tượng với chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt là 4900 x 1840 x 1730mm
Kích thước của Mazda CX-8:
- Chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt là 4900 x 1840 x 1730mm
- Chiều dài cơ sở 2930mm
Nên Chọn Xe 7 Chỗ Có Kích Thước Bao Nhiêu?
Kích thước là một yếu tố quan trọng khi mua xe 7 chỗ. Nhìn chung, các mẫu xe 7 chỗ sẽ có kích thước lớn hơn so với xe 4 - 5 chỗ ngồi. Chính vì vậy, việc lựa chọn kích thước cần được quan tâm để đảm bảo tính tiện lợi, linh hoạt và an toàn khi sử dụng.
Hướng dẫn lựa chọn kích thước xe 7 chỗ ngồi:
- Xe 7 chỗ cỡ nhỏ sẽ thích hợp với gia đình từ 3 - 5 người. Hai ghế phụ ở hàng thứ 3 được dùng để "dự phòng" khi có thêm người hoặc có thể gấp lại nhằm tăng thể tích của khoang hành lý. Xe cỡ nhỏ thích hợp để di chuyển hằng ngày - nhất là khi sinh sống ở khu vực đô thị và nơi có mật độ dân số đông.
- Xe 7 chỗ cỡ trung sẽ phù hợp với gia đình từ 4 - 6 người và thích hợp cho khách hàng có ý định kinh doanh vận tải. Kích thước trung bình sẽ mang đến cho khoang cabin sự rộng rãi cần thiết, đáp ứng đủ nhu cầu mà không quá cồng kềnh khi di chuyển.
- Xe 7 chỗ cỡ lớn phù hợp với gia đình đông người, thường xuyên đi du lịch và mong muốn chọn mẫu xe có kích thước bề thế, khả năng off-road tốt.
Trên đây là thông tin về kích thước của các dòng xe 7 chỗ thông dụng nhất hiện nay và cách lựa chọn xe có kích thước phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá về động cơ, tiện nghi, kiểu dáng và giá thành trước khi đưa ra lựa chọn.