Xem thêm

Đường Quốc Lộ Là Gì? Phân Biệt Quốc Lộ Và 5 Loại Đường Bộ

CEO Long Timo
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã nghe thấy cụm từ “quốc lộ” một lần trong đời bởi đây là một loại đường quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước chúng ta....

Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã nghe thấy cụm từ “quốc lộ” một lần trong đời bởi đây là một loại đường quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước chúng ta. Tuy nhiên, liệu bạn có thật sự hiểu đường quốc lộ là gì và phân biệt được với những loại đường khác không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đường quốc lộ là gì?

Đường quốc lộ có thể hiểu đơn giản là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh, đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên và đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ. Đây là loại đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.

Đường quốc lộ có kí hiệu là QL.x ghi trên bảng trắng, chữ đen (QL phải được viết in hoa, chữ và số phía sau là tên của tuyến đường, ngăn cách với QL bởi dấu chấm). Ví dụ: QL.1A, QL.13, QL.20.

Đường quốc lộ là gì? Đường quốc lộ là gì?

Trải dài toàn quốc là 128 quốc lộ với tổng chiều dài lên đến 17.530 km, trong đó, quốc lộ dài nhất hiện nay là quốc lộ 1A với chiều dài 2.395 km, quốc lộ ngắn nhất là quốc lộ 35 với chiều dài chỉ vỏn vẹn 6 km.

Quy định đấu nối vào quốc lộ

Các đường đấu nối vào quốc lộ theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị
  • Đường chuyên dùng
  • Đường gom

Cần lưu ý rằng đường nhánh được nối vào quốc lộ thì sẽ đều cần phải thông qua điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ thuộc quản lý của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định sẽ có trách nhiệm thực hiện thống kê các đường đã đấu nối và cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ sẽ phải lập kế hoạch xử lí phù hợp với qui hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

Quy định đấu nối vào quốc lộ là gì? Quy định đấu nối vào quốc lộ là gì?

Các đường từ nhà sẽ ở chỉ được thực hiện đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ sẽ được căn cứ cụ thể theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ thì sẽ cần phải thực hiện đúng theo Tiêu chuẩn Quốc gia về đường ô tô.

Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ theo quy định pháp luật sẽ được xây dựng mới hoặc đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ. Các dự án này sẽ được nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh ngay từ bước lập dự án. Các chủ thể là chủ đầu tư dự án cũng sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án đi qua để nhằm mục đích có thể xác định vị trí và quy mô các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức).

Đối với đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đang khai thác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải căn cứ cụ thể vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương để nhằm mục đích lập quy hoạch các điểm đấu nối.

Cách phân biệt quốc lộ và các loại đường bộ khác

Điều 39 Luật Giao thông đường bộ quy định mạng lưới đường bộ được chia thành 6 hệ thống gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

Quốc lộ

Như đã phân tích bên trên, quốc lộ sẽ nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.

Đường tỉnh

Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận; đường tỉnh là đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.

Đường huyện

Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của huyện.

Đường xã

Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với xã.

Đường đô thị

Đường đô thị là đường ở trong phạm vi danh giới địa chính nội thành, nội thị, hay hiểu đơn giản là đường chúng ta di chuyển hằng ngày.

Đường chuyên dùng

Đường chuyên dùng sẽ chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số các cơ quan, tổ chức cá nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đường quốc lộ và cách phân biệt dễ dàng với 5 loại đường khác. Hy vọng bài viết của MeeMap cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.

1