Ảnh minh họa
Chỉ số MPV trong máu là chỉ số quan trọng giúp đánh giá kích thước và hoạt động của tiểu cầu. Chỉ số này có thể cho biết một số bệnh lý nghiêm trọng khi bất thường. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về chỉ số MPV trong xét nghiệm máu và ý nghĩa của nó với Endo Clinic.
Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu là gì?
Tiểu cầu là những tế bào nhỏ nhất trong máu, có nhân và đường kính khoảng 2μm. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc hình thành huyết khối và cầm máu. Chúng có tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 ngày và trở thành hình dạng đĩa không hoạt động trong máu. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các thành mạch máu tổn thương, chúng sẽ được kích hoạt.
Kích thước tiểu cầu đã được chứng minh là có liên quan đến hoạt động của tiểu cầu và là một chỉ số sinh học quan trọng giúp đoán và tiên lượng các biến cố liên quan đến tim mạch. Có mối liên quan giữa kích thước tiểu cầu và các bệnh tiền huyết khối và tiền viêm.
MPV (Mean Platelet Volume) là kích thước trung bình của tiểu cầu. Chỉ số MPV trong máu là chỉ số giúp tính toán kích thước trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu, giúp chúng ta nhìn rõ hơn về sức khỏe của tế bào máu này. Kết quả bất thường có thể là dấu hiệu rối loạn về máu hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tủy xương.
Ảnh minh họa
Chỉ số MPV thường được đo trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) để đánh giá chức năng tiểu cầu và sự xuất hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ thống đông máu.
Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm MPV là gì?
Xét nghiệm MPV giúp xác định kích thước và mức độ hoạt động của tiểu cầu trong máu. Khi chỉ số này quá thấp hoặc quá cao, có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe.
Chỉ số MPV trong máu bình thường
Chỉ số MPV bình thường dao động từ 8 fL đến 12 fL (femtoliters).
Lưu ý: Khoảng tham chiếu có thể dao động giữa các phòng thí nghiệm, tùy thuộc vào máy móc, hóa chất và năng lực của kỹ thuật viên xét nghiệm.
Chỉ số MPV trong máu cao
Chỉ số MPV trong máu cao khi vượt quá 12 fL (femtoliters). Chỉ số này cho biết kích thước tiểu cầu đang lớn hơn bình thường, có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng tủy xương đang sản xuất quá nhiều tiểu cầu.
Chỉ số MPV trong máu thấp
Chỉ số MPV trong máu thấp khi dưới 8 fL (femtoliters). Chỉ số này cho biết kích thước tiểu cầu đang nhỏ hơn bình thường, có thể là dấu hiệu tủy xương không sản xuất đủ lượng tiểu cầu cần thiết. Chỉ số MPV thấp có thể xuất hiện trong một số bệnh lý như thiếu máu bất sản, bệnh lý ruột mạn tính, hóa trị ung thư, và nhiều nguyên nhân khác.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu cao là do đâu?
Chỉ số MPV cao xảy ra khi kích thước tiểu cầu vượt quá mức bình thường. Tiểu cầu mới tạo ra có kích thước lớn hơn, cho thấy tủy xương đang sản xuất nhiều tiểu cầu chưa trưởng thành.
Nguyên nhân làm chỉ số MPV cao là:
- Mất máu nhiều
- Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)
- Ung thư
- Bệnh cường giáp
- Đái tháo đường
- Bệnh tim mạch
- Các nguyên nhân khác
Ảnh minh họa
Mất máu nhiều
Mất máu do chấn thương hoặc phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật lớn, là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số MPV. Trong trường hợp này, cơ thể sử dụng hết tiểu cầu để tạo huyết khối và cầm máu. Tủy xương sẽ tạo ra nhiều tiểu cầu mới với kích thước lớn hơn, làm tăng chỉ số MPV.
Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)
Số lượng tiểu cầu thấp và chỉ số MPV cao xảy ra khi tiểu cầu bị phá hủy do kháng thể, nhiễm trùng, hoặc độc tố. Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự phá hủy tiểu cầu. Bệnh này có thể gây chảy máu, ban xuất huyết, và các vết bầm tím trên da.
Ảnh minh họa
Ung thư
Chỉ số MPV cao có liên quan đến một số loại ung thư như ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư tuyến tụy, ung thư vú,.... Tuy nhiên, chỉ số MPV cao không đồng nghĩa với việc mắc ung thư. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác hơn.
Bệnh cường giáp
Chỉ số MPV tăng cao cũng có liên quan đến bệnh cường giáp. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc cường giáp có số lượng tiểu cầu chưa trưởng thành nhiều, làm tăng chỉ số MPV so với nhóm người không mắc bệnh này.
Đái tháo đường
Khi bị đái tháo đường, tiểu cầu trở nên hoạt động và kích thước của tiểu cầu cũng tăng lên, từ đó làm tăng chỉ số MPV. Kích thước tiểu cầu tăng lên có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch liên quan đến đái tháo đường.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân làm chỉ số MPV trong máu thấp là do đâu?
Chỉ số MPV thấp cho biết kích thước tiểu cầu nhỏ hơn bình thường. Ngoài ra, chỉ số MPV thấp cũng có thể cho biết tủy xương không sản xuất đủ số lượng tiểu cầu mới.
Nguyên nhân làm chỉ số MPV thấp là:
- Thiếu máu bất sản
- Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)
- Hóa trị ung thư
- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
- Cường lách
- Các nguyên nhân khác
Ảnh minh họa
Thiếu máu bất sản
Thiếu máu bất sản là do tổn thương tế bào gốc máu. Tế bào gốc là những tế bào chưa trưởng thành trong tủy xương, chúng phát triển thành các loại tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tổn thương tế bào gốc dẫn đến giảm số lượng các loại tế bào máu này, gây giảm chỉ số MPV trong máu.
Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)
Bệnh viêm ruột (IBD) là một nhóm các rối loạn đường ruột, gây viêm đường tiêu hóa kéo dài. Mắc bệnh lý viêm ruột mạn tính là một trong những nguyên nhân gây giảm chỉ số MPV.
Ảnh minh họa
Hóa trị ung thư
Hóa trị là một hình thức điều trị bằng thuốc hóa học nhằm tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh chóng trong cơ thể. Hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư, vì các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào khác. Điều này có thể làm giảm chỉ số MPV.
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Từ đó, cơ thể có thể phá hủy tiểu cầu trong máu, dẫn đến chỉ số MPV giảm.
Cường lách
Cường lách nghĩa là kích thước lá lách lớn hơn bình thường. Khi bị cường lách, lá lách có thể chứa nhiều tiểu cầu hơn bình thường, dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu trong máu và chỉ số MPV thấp đi.
Ảnh minh họa
Cách đọc chỉ số MPV trong xét nghiệm máu
Xét nghiệm MPV thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC). Khi giá trị chỉ số MPV vượt quá giới hạn 8 fL đến 12 fL (femtoliters), có thể cho biết về các vấn đề sức khỏe như mất máu, ung thư, lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính gợi ý, cần kết hợp với nhiều xét nghiệm khác và ý kiến của bác sĩ để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Ảnh minh họa
Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số MPV?
Chỉ số MPV là một trong các chỉ số xét nghiệm công thức máu. Để xét nghiệm diễn ra thuận tiện và chính xác, bạn cần lưu ý những điều sau:
Một số lưu ý trước khi đi xét nghiệm:
- Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm MPV.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch.
- Mặc đồ thoải mái để thuận tiện cho việc lấy mẫu máu.
- Liên hệ với cơ sở y tế trước đó để đặt lịch hẹn và được hướng dẫn chi tiết.
Kết luận
Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe. Chỉ số MPV cao có thể cho biết về một số vấn đề như mất máu, ung thư, lupus ban đỏ hệ thống, trong khi chỉ số MPV thấp có thể liên quan đến thiếu máu bất sản, bệnh lý ruột mạn tính, hóa trị ung thư và các nguyên nhân khác. Để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn, luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ và khám bệnh định kỳ.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557800/
- https://www.verywellhealth.com/mpv-low-5193725
- https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23572-mpv-blood-test
- https://www.healthline.com/health/mpv-test
- https://www.healthline.com/health/hyperthyroidism
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5648955/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551501
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4057846/
- https://www.verywellhealth.com/heart-disease-7481236
- https://www.verywellhealth.com/aplastic-anemia-2860878
- https://www.healthline.com/health/inflammatory-bowel-disease
- https://www.healthline.com/health/chemotherapy
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/lupus-thrombocytopenia
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/thrombocytopenia-and-splenomegaly