Xem thêm

Chậm nộp phí đường bộ có bị phạt không? Thời hạn nộp phí đường bộ

CEO Long Timo
Phí bảo trì đường bộ là một khoản phí mà chủ phương tiện cần nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì và nâng cấp đường bộ. Nhưng bạn có biết nếu không đóng...

Phí bảo trì đường bộ là một khoản phí mà chủ phương tiện cần nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì và nâng cấp đường bộ. Nhưng bạn có biết nếu không đóng phí đúng hạn hoặc chậm nộp phí đường bộ thì liệu có bị phạt không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Xe ô tô không tham gia giao thông có nộp phí đường bộ hay không?

Đáp án là "Có". Xe ô tô đã đăng ký lưu hành (đã có biển số và giấy đăng ký) sẽ phải nộp phí đường bộ như bình thường, kể cả khi không tham gia giao thông. Điều này áp dụng cho tất cả các loại phương tiện lưu hành trên đường bộ, trừ những loại phương tiện không tham gia giao thông và chỉ sử dụng cố định tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà ga, bến cảng,... Những trường hợp này sẽ không chịu phí bảo trì đường bộ.

Tem khi phát sau khi chủ phương tiện đóng phí bảo trì đường bộ (Nguồn: Sưu tầm Internet) Tem khi phát sau khi chủ phương tiện đóng phí bảo trì đường bộ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Mức phí bảo trì đường bộ

Dựa trên Thông tư số 70/2021/TT-BTC ngày 12/8/2021 của Bộ Tài chính, mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ được quy định cụ thể như sau:

Số TT     Loại phương tiện chịu phí        Mức thu (nghìn đồng)                              1 tháng    3 tháng    6 tháng    12 tháng    18 tháng    24 tháng    30 tháng 1         Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh     130    390        780        1.560        2.280        3.000        3.660 2         Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ     180    540        1.080        2.160        3.150        4.150        5.070 3         Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg     270    810        1.620        3.240        4.730        6.220        7.600 4         Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg     390    1.170        2.340        4.680        6.830        8.990        10.970 5         Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg     590    1.770        3.540        7.080        10.340        13.590        16.600 6         Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg     720    2.160        4.320        8.640        12.610        16.590        20.260 7         Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg     1.040    3.120        6.240        12.480        18.220        23.960        29.270 8         Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên     1.430    4.290        8.580        17.160        25.050        32.950        40.240

Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Mức thu của 1 tháng trong năm thứ 2 (từ tháng 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 1 tháng trong bảng trên.
  • Mức thu của 1 tháng trong năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng trong bảng trên.
  • Thời gian tính phí theo bảng nêu trên tính từ khi đăng kiểm và không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước. Số tiền phải nộp = Mức thu 1 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
  • Khối lượng toàn bộ là khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.
  • Mức thu này không áp dụng đối với xe thuộc lực lượng Quốc phòng và Công an.

Mức phí bảo trì đường bộ sẽ khác nhau với mỗi loại xe khác nhau (Nguồn: Sưu tầm Internet) Mức phí bảo trì đường bộ sẽ khác nhau với mỗi loại xe khác nhau (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ

Dựa trên điều 6 của Thông tư 70/2021/TT-BTC, thời gian nộp phí bảo trì đường bộ được quy định cụ thể như sau:

Nộp theo chu kỳ đăng kiểm

Với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 1 năm trở xuống, chủ xe sẽ nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm (ví dụ 18 tháng, 24 tháng và 30 tháng), chủ xe cũng phải nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm đó (18 tháng, 24 tháng, 30 tháng).

Có thể chia làm 3 thời gian nộp phí bảo trì đường bộ (Nguồn: Sưu tầm Internet) Có thể chia làm 3 thời gian nộp phí bảo trì đường bộ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Nộp phí theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch sẽ gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc sau khi phát sinh tăng giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch cho các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 1 tháng 1 của năm tiếp theo, chủ phương tiện cần đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm sẽ cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Rất nhiều xe đang chờ đăng kiểm (Nguồn: Sưu tầm Internet) Rất nhiều xe đang chờ đăng kiểm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Nộp phí theo tháng

Các doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng 1 tháng trở lên sẽ được nộp phí theo tháng. Các doanh nghiệp này cần gửi đơn vị đăng kiểm thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc sau khi phát sinh tăng giảm phương tiện) và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 1 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp cần đến đơn vị đăng kiểm đã đăng ký để nộp phí cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cũng sẽ cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Hằng tháng doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm để nộp phí theo tháng (Nguồn: Sưu tầm Internet) Hằng tháng doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm để nộp phí theo tháng (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Xe ô tô chậm nộp phí bảo trì đường bộ có bị phạt không?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trường hợp ô tô quá hạn nộp phí sử dụng đường bộ thì chủ xe sẽ không bị xử phạt khi tham gia giao thông.

Tuy không bị xử phạt, nhưng khi đến thời hạn mang xe đi kiểm định, đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí bảo trì đường bộ mà chủ phương tiện chưa nộp trước đó.

Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu?

Các chủ xe cần nộp phí bảo trì đường bộ tại các tổ chức sau:

  • Văn phòng quỹ bảo trì đường bộ trung ương. Đây là nơi thu phí đối với xe ô tô của lực lượng Quốc phòng và Công an.
  • Các đơn vị đăng kiểm. Đây là nơi thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức và cá nhân đăng ký tại Việt Nam, trừ xe của lực lượng Công an và Quốc phòng.

Với xe thông thường, bạn có thể đến trạm đăng kiểm xe gần nhất để nộp phí bảo trì đường bộ. Sau khi đóng phí, đơn vị đăng kiểm sẽ cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Chủ xe đang nộp phí bảo trì đường bộ (Nguồn: Sưu tầm Internet) Chủ xe đang nộp phí bảo trì đường bộ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến phí bảo trì đường bộ và câu trả lời cho câu hỏi "Chậm nộp phí bảo trì đường bộ có bị phạt không". Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

1