Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định để tính “giá trị còn lại” của tài sản chính xác? Đó là những câu hỏi thường gặp khi bạn muốn kiểm soát nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm rõ cách tính và xác định nguyên giá của tài sản cố định sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng và đưa ra quyết định phù hợp cho doanh nghiệp.
1. Nguyên giá tài sản cố định là gì? Tại sao cần xác định chính xác nguyên giá tài sản cố định?
Nguyên giá tài sản cố định là giá trị hợp lý của tài sản, tức là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định được quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC và được chia thành 2 loại chính: nguyên giá tài sản cố định hữu hình và nguyên giá tài sản cố định vô hình.
1.1. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là tổng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm tài sản đó sẵn sàng được sử dụng.
Ví dụ: Công ty GSOFT mua một máy photocopy trị giá 50.000.000 đồng. Tài sản này đáp ứng đầy đủ điều kiện của tài sản cố định, do đó sau khi máy bắt đầu được sử dụng trong doanh nghiệp, nguyên giá của máy sẽ được kế toán tính đến thời điểm sử dụng.
Nguyên giá một TSCĐ trong phần mềm quản lý tài sản gAMSPro
1.2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm dự tính sử dụng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty GSOFT mua một miếng đất để xây dựng văn phòng mới. Công ty sở hữu miếng đất và bỏ ra một số chi phí để có quyền sử dụng đất hợp pháp. Công ty dự tính sử dụng đất này vào năm sau, do đó toàn bộ chi phí liên quan đến việc có quyền sử dụng đất này sẽ được tính vào nguyên giá của tài sản cố định vô hình.
1.3. Tại sao cần xác định chính xác nguyên giá TSCĐ?
Các tài sản cố định có giá trị lớn như nhà cửa, máy móc,... thường được ghi nhận giá trị khấu hao thường xuyên trong suốt thời gian sử dụng của tài sản. Xác định nguyên giá TSCĐ giúp ngăn chặn việc “phóng đại” giá trị của tài sản và ghi nhận tài sản cố định giúp tính chính xác giá trị còn lại qua các năm.
Trên bảng cân đối kế toán, khấu hao tài sản được tích lũy qua các năm và được ghi nhận dưới nguyên giá của tài sản. Việc trừ đi khấu hao lũy kế khỏi nguyên giá tài sản giúp bạn kiểm soát được “giá trị thực” của tài sản và đưa ra các quyết định vận hành phù hợp cho doanh nghiệp.
Nguyên giá tài sản cố định chỉ thay đổi khi được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm hoặc tháo dỡ một số bộ phận của tài sản cố định theo tiêu chuẩn điều kiện ghi nhận của 1 tài sản cố định hữu hình. Ngoài ra, nguyên giá của tài sản cố định còn thay đổi trong trường hợp đánh giá lại giá trị của TSCĐ.
2. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Để quản lý tài sản cố định hiệu quả và tối ưu chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí vận hành cho doanh nghiệp, bạn cần biết giá trị còn lại của tài sản cố định qua các năm sử dụng.
Việc tính nguyên giá TSCĐ chính xác từ đầu là tiền đề để tính giá trị còn lại của TSCĐ và kiểm soát độ hao mòn của TSCĐ qua các năm.
2.1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm
Nguyên giá tài sản cố định theo hình thức mua sắm, bao gồm cả mua tài sản cũ, được xác định qua công thức:
Nguyên giá TSCĐ = Giá trị mua hàng thực tế + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp
Trong đó:
- Giá trị mua hàng thực tế: Là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua tài sản, bao gồm cả VAT.
- Các khoản thuế: Là tất cả loại thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường,...
- Các chi phí liên quan trực tiếp: Là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đưa TSCĐ vào hoạt động như dự kiến, như chi phí vận chuyển, lắp đặt, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác,...
Ví dụ: Công ty GSOFT mua một chiếc xe ô tô Toyota trị giá 600.000.000 đồng bao gồm VAT. Lệ phí trước bạ là 66.000.000 đồng, phí kiểm định xe ô tô là 240.000 đồng, phí cấp mới là 11.000.000 đồng. Theo quy định, công ty sẽ được hoàn thuế GTGT khi tính nguyên giá tài sản cố định cho chiếc xe ô tô, doanh nghiệp sẽ ghi nhận nguyên giá là 150.000.000 đồng.
2.2. Nguyên giá tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi
Nguyên giá tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi được xác định dựa trên giá trị của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem đi trao đổi. Giá trị của TSCĐ này được xác định sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về, cộng thêm các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan khác.
Hình thức trao đổi TSCĐ bao gồm 2 trường hợp:
- TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự: Giá trị của TSCĐ mua về sẽ bằng với mức giá của TSCĐ đem đi trao đổi.
- TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự: Giá trị của TSCĐ sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mức giá của TSCĐ đem đi trao đổi.
2.3. Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất
2.4. Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng
2.5. Nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp khác
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình còn được xác định theo:
- Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Đánh giá của Hội đồng giao nhận hoặc các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá tài sản cố định được xác định theo công thức: nguyên giá = giá trị chuyển đến - giá trị chuyển đi + giá trị chi phí liên quan trực tiếp.
- Tài sản cố định nhận góp vốn, nhận lại góp vốn: Giá trị được định giá nhất trí bởi các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc do thoả thuận giữa doanh nghiệp và người góp vốn.
3. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định gần như tương tự khi xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, và được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC.
4. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình chính xác bằng phần mềm
Đối với những doanh nghiệp có khối lượng tài sản cố định lớn, việc quản lý TSCĐ bằng phương pháp thủ công, truyền thống có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và đồng bộ dữ liệu về tài sản. Sử dụng phần mềm quản lý tài sản gAMSPro để quản lý TSCĐ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Loại bỏ hoàn toàn giấy tờ, toàn bộ thông tin dữ liệu được lưu trữ trên một hệ thống phần mềm duy nhất.
- Tài sản cố định được định danh, phân loại, được chia thành các nhóm để tiện cho việc tra cứu, trích xuất thông tin về tài sản.
- Thông tin TSCĐ được quản lý chi tiết trong phần mềm: đơn giá trước thuế, VAT, nguyên giá TSCĐ,... ngăn chặn trường hợp “phóng đại” giá trị của tài sản.
- Người dùng dễ dàng nhập và tính nguyên giá TSCĐ trên phần mềm, kiểm soát được giá trị thực tế của tài sản khi được đưa vào vận hành trong doanh nghiệp.
- Quản lý chi tiết được số tháng khấu hao, tỷ lệ khấu hao của TSCĐ qua các năm, giúp xác định giá trị còn lại của TSCĐ, kiểm kê tài sản nhanh chóng,...
Sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách xác định nguyên giá tài sản cố định. Nếu bạn cần một giải pháp quản lý tài sản cố định hiệu quả và tinh gọn cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với GSOFT ngay để được tư vấn!
Xem thêm:
- Tài sản cố định là gì? 3 điều kiện ghi nhận tài sản cố định bạn nên biết
- Giải pháp đánh giá chính xác tỉ lệ vòng quay tài sản cố định