Ngành vận tải, đặc biệt là các tài xế xe tải và xe ô tô, đã quá quen thuộc với thuật ngữ "phí bảo trì đường bộ". Tuy nhiên, ít ai trong số chúng ta thực sự nắm rõ về mức phí bảo trì đường bộ cho xe tải, xe ô tô, xe bán tải là bao nhiêu, nộp phí ở đâu và có bị phạt khi không đóng phí hoặc đóng trễ hay không. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó!
1. Bảng biểu thu phí đường bộ xe tải mới nhất 2023
Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 293/2016/TT-BTC, mức thu phí sử dụng đường bộ được quy định như sau:
STT | Loại phương tiện chịu phí BTĐB | Mức thu (nghìn đồng) |
---|---|---|
1 | Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân | 130, 390, 780, 1.560, 2.280, 3.000, 3.660 |
2 | Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân) | 180, 540, 1.080, 2.160, 3.150, 4.150, 5.070 |
3 | Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg | 270, 810, 1.620, 3.240, 4.730, 6.220, 7.600 |
4 | Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg | 390, 1.170, 2.340, 4.680, 6.830, 8.990, 10.970 |
5 | Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg | 590, 1.770, 3.540, 7.080, 10.340, 13.590, 16.600 |
6 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg | 720, 2.160, 4.320, 8.640, 12.610, 16.590, 20.260 |
7 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg | 1.040, 3.120, 6.240, 12.480, 18.220, 23.960, 29.270 |
8 | Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên | 1.430, 4.290, 8.580, 17.160, 25.050, 32.950, 40.240 |
1.2 Mức phí đường bộ 2023 của xe ô tô 7 chỗ
STT | XE 7 CHỖ | Mức phí (nghìn đồng) |
---|---|---|
1 | Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân | 130, 780, 1.560, 2.280, 3.000, 3.660 |
2 | Xe chở người dưới 10 chỗ (đăng ký tên doanh nghiệp hoặc tổ chức, cơ quan, đoàn thể) | 180, 1.080, 2.160, 3.150, 4.150, 5.070 |
1.3 Mức phí bảo trì đường bộ 2023 cho xe ô tô 4 chỗ
STT | XE 4 CHỖ | Mức phí (nghìn đồng) |
---|---|---|
1 | Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân | 130, 780, 1.560, 2.280, 3.000, 3.660 |
2 | Xe chở người dưới 10 chỗ (đăng ký tên doanh nghiệp hoặc tổ chức, cơ quan, đoàn thể) | 180, 1.080, 2.160, 3.150, 4.150, 5.070 |
1.4 Mức phí bảo trì đường bộ 2023 cho xe bán tải
XE BÁN TẢI | 06 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng |
---|---|---|---|---|---|
Phí đường bộ xe bán tải chuẩn xác nhất | 1.080 | 2.160 | 3.150 | 4.150 | 5.070 |
2. Phí bảo trì đường bộ là gì? Những phương tiện phải nộp phí bảo trì đường bộ.
Phí bảo trì đường bộ là loại phí buộc các phương tiện lưu thông trên đường phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì và nâng cấp đường bộ, đồng thời là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
Mức thu phí đường bộ phụ thuộc vào từng loại phương tiện. Người nộp phí sử dụng đường bộ có thể nộp theo chu kỳ đăng kiểm, theo năm hoặc theo tháng, tùy theo điều kiện nào đến trước.
Những phương tiện phải nộp phí bảo trì đường bộ 2023
Tất cả các phương tiện tham gia giao thông (xe ô tô, xe tải, đầu kéo, máy kéo và các loại xe tương tự đã đăng ký lưu hành) trên đường bộ đều phải đóng phí bảo trì đường bộ, trừ xe mô tô và xe máy theo quy định tại Nghị định 28/2016/NĐ-CP ban hành từ ngày 05/6/2016.
Phân biệt phí đường bộ và phí cầu đường:
Phí cầu, đường-cầu cảng là khoản thu để bù đắp chi phí của ngân sách nhà nước đầu tư, xây dựng, mua sắm, sửa chữa và quản lý cầu, đường, cầu cảng để phục vụ hoạt động vận tải và giao thông xã hội. Phí bảo trì đường bộ là loại phí nhà nước thu theo định kỳ, nhằm bảo trì, nâng cấp và xây mới các con đường, cầu miễn phí cho người dân.
3. Thời hạn (gian) nộp phí bảo trì đường bộ
Nộp phí theo chu kì đăng kiểm
- Chu kỳ đăng kiểm từ 3 tháng tới 01 năm trở xuống: Chúng ta có thể nộp phí 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
- Chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18, 24 và 30 tháng): Chúng ta có thể nộp phí 18, 24 và 30 tháng.
4. Địa chỉ nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu nhanh nhất
Để thuận tiện cho quá trình nộp phí bảo trì đường bộ, chủ phương tiện có thể đến đóng phí đường bộ tại các địa điểm sau:
- Các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất: Hãy đến trung tâm đăng kiểm gần nhất để đảm bảo việc nộp phí diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
-
Các trạm thu phí bảo trì đường bộ trên các quốc lộ: Đây là nơi trực tiếp thu phí bảo trì đường bộ, tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa trạm thu phí cầu đường BOT và trạm thu phí bảo trì đường bộ vì chúng hoạt động hoàn toàn khác nhau.
-
Các trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, huyện nơi gần nhất: Tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, huyện gần nhất, bạn có thể nộp phí bảo trì đường bộ một cách tiện lợi.
5. Không nộp hoặc nộp phí đường bộ trễ có bị phạt không?
Việc thu và nộp phí sử dụng bảo trì đường bộ là chính sách nhà nước yêu cầu và không phải là điều kiện để tham gia giao thông trên đường. Do đó, Cảnh sát Giao thông không sẽ không xử phạt vì chưa đóng phí đường bộ.
Nếu quên đóng phí đường bộ hoặc nộp trễ, cơ quan đăng kiểm sẽ chỉ truy thu hoặc cộng dồn số tiền chậm nộp chứ không thu lãi suất. Số tiền phải nộp bằng mức thu phí của 1 tháng nhân với thời gian nộp chậm.
Trường hợp không nộp phí bảo trì, khi đến kỳ đăng kiểm, Trung tâm đăng kiểm sẽ truy thu số tiền chưa nộp cùng với số tiền phải nộp cho kỳ hạn tiếp theo. Đây là quy định tại Thông tư 293/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Lưu ý: Có thể nộp trễ phí bảo trì đường bộ vì trung tâm đăng kiểm sẽ thu sau, nhưng tuyệt đối không được trễ hạn đi đăng kiểm xe dù chỉ là 01 ngày.