Bảng giá xe

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc PVI: Sự quan tâm của khách hàng

CEO Long Timo

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc của PVI là một sản phẩm được khách hàng trên cả nước quan tâm và đặt mua. Tuy vậy, ít người hiểu hết ý nghĩa,...

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc của PVI là một sản phẩm được khách hàng trên cả nước quan tâm và đặt mua. Tuy vậy, ít người hiểu hết ý nghĩa, quyền lợi mà sản phẩm bảo hiểm này mang lại. PVI không những giúp khách hàng mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc một cách thuận tiện nhất, giá rẻ nhất mà còn giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm để sử dụng một cách hiệu quả nhất.

1. Giới thiệu về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc

1.1. Định nghĩa về bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc

Nói một cách dễ hiểu thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà Công ty Bảo hiểm sẽ thay mặt Chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm, chi trả cho những thiệt hại về thân thể và phương tiện của bên thứ ba khi tham gia giao thông. Bên thứ ba ở đây được hiểu là chủ phương tiện giao thông khác, bị xe ô tô (tham gia bảo hiểm) đâm va, gây thiệt hại.

Từ bắt buộc đi kèm theo tên gọi bảo hiểm có ý nghĩa rằng đây là loại hình bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới mà Chủ xe (dù muốn hay không) bắt buộc phải tham gia theo quy định của Pháp luật. Ngày 15/01/2021 Chính phủ ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2021. Như vậy, với văn bản được Chính Phủ ban hành, có giá trị Pháp lý cũng như tính thực thi cao nhất, để thể hiện rõ trách nhiệm bắt buộc tham gia của chủ phương tiện xe cơ giới. Trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra mà chủ ô tô không xuất trình được bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc, chủ xe sẽ phải nộp phạt theo quy định của Nhà nước, đồng thời phải phải đóng tiền mua bổ sung ngay lập tức.

1.2. Bằng chứng thể hiện đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

Theo Điều 6, Chương II của Nghị Định 03/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới - Ban hành ngày 15/1/2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2021 quy định:

a. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới khi tham gia bảo hiểm sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm do mỗi doanh nghiệp chủ động thiết kế mẫu nhưng nhất thiết phải bao gồm các nội dung sau đây:

1/ Tên, địa chỉ của chủ xe cơ giới 2/ Số biển kiểm soát (hoặc số khung/số máy) 3/ Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô 4/ Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm 5/ Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba hoặc hành khách (đối với xe chở khách) 6/ Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn 7/ Thời hạn bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và thời hạn thanh toán phí bảo hiểm 8/ Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm 9/ Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý, và sử dụng theo quy định của Bộ khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận bảo hiểm

"Cũng theo Điều 6, chương II của Nghị Định 03/2021/NĐ-CB thì Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc ô tô điện tử cũng chính thức được chấp nhận như Giấy chứng nhận bản giấy và cũng phải có đầy đủ thông tin."

2. Ý nghĩa của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trong đời sống

Như đã nói ở Mục 1, ý nghĩa đầu tiên và đơn giản nhất của việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc là thể hiện việc tuân thủ quy định của Nhà nước, để tránh bị phạt khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là ý nghĩa rất nhỏ của việc tham gia bảo hiểm. Ý nghĩa quan trọng của Bảo hiểm này là giúp xã hội được ổn định hơn. Hãy tưởng tất cả các chủ xe ô tô đều không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô, xã hội sẽ ra sao? Khi gây tai nạn cho bên thứ ba, rất nhiều chủ xe có thể sẽ bỏ trốn để tránh trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba. Nhiều trường hợp khác mặc dù không bỏ trốn nhưng cũng có thể chủ xe sẽ không có đủ khả năng tài chính để bồi thường cho người bị nạn khi mà số tiền bồi thường trở lên quá lớn, lên tới vài chục thậm trí vài trăm triệu đồng. Như vậy những nạn nhân không được tiền bồi thường cho những thiệt hại về người và tài sẽ bất đắc dĩ trở thành gánh nặng cho gia đình họ và cho xã hội. Bất ổn xã hội, chất lượng đời sống của người dân nói chung sẽ giảm xút. Ngược lại, khi tất cả chủ xe đều đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc, không phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ xe ô tô, tất cả các nạn nhân bị tai nạn đều được Công ty bảo hiểm chi trả theo thiệt hại thực tế. Chủ xe không cần phải trốn tránh trách nhiệm và từ đó, xã hội ổn định hơn, chất lượng đời sống xã hội được đảm bảo. Đây mới chính là ý nghĩa chính và quan trọng nhất mà Nhà nước ta hướng tới.

3. Phạm vi rủi ro được bảo vệ của bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô

3.1. Các trường hợp thuộc phạm vi bảo hiểm

Để hiểu được những trường hợp nào được bảo hiểm, những trường hợp nào không thuộc phạm vi bảo hiểm, chúng ta cần nắm được phạm vi rủi ro được bảo vệ của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc của PVI như sau:

  • Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của bên thứ ba khi chủ xe ô tô vô ý, bất cẩn trong lúc tham gia giao thông gây ra.
  • Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách khi chủ xe ô tô điều khiển xe chở khách gây ra cho hành khách trên xe, khi không may xe bị tai nạn trên đường tham gia giao thông
  • Dựa trên biên bản hiện trường của cảnh sát giao thông, kết luận về vi phạm giao thông và trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với chủ xe ô tô gây tai nạn, Bảo hiểm PVI sẽ đền bù cho bên bị hại theo thiệt hại thực tế và theo phán quyết của các cơ quan chức năng

3.2. Các trường hợp không được bảo hiểm PVI bồi thường

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1/ Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại 2/ Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nếu người lái xe gây tai nạn đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, sau đó mới bỏ chạy thì không bị thuộc trường hợp loại trừ quyền lợi bảo hiểm 3/ Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc đã quá tuổi lái xe theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; N

1